Big C liên tục báo lỗ?

Hiện Big C có tất cả 35 siêu thị trải dài khắp cả nước. Trong 2 năm qua, ông lớn Thái Lan này đã không còn tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị như khi mới vào Việt Nam.

Năm 2016, Central Group mua lại chuỗi Big C với giá 1,05 tỷ USD. Sau khi nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan thâu tóm, tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị này có phần giảm sút. Các điểm kinh doanh lớn của Big C như Big C Thăng Long hay Big C An Lạc bắt đầu báo cáo doanh số giảm trong năm 2017.

Big C Thăng Long, siêu thị Big C lớn nhất Việt Nam báo cáo doanh thu 2.698 tỷ đồng và lợi nhuận 150 tỷ đồng trong năm 2017, thua kết quả kinh doanh 2015 khi doanh thu đạt 2.811 tỷ đồng và lợi nhuận 167 tỷ đồng.

Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỷ đồng nhưng đến 2017 còn 92 tỷ đồng. Chuỗi các siêu thị Big C ở nhiều tỉnh thành khác cũng không còn tăng trưởng nổi bật.

Tuy nhiên, Central Group cho biết vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành bàn lẻ Việt Nam với quy mô khoảng 500 triệu USD trong vòng 5 năm tới để mở thêm khoảng 500 cửa hàng bán lẻ cho các ngành mà doanh nghiệp này đang đầu tư.

Hiện Big C có tất cả 35 siêu thị trải dài khắp cả nước. Trong 2 năm qua, ông lớn Thái Lan này đã không còn tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị như khi mới vào Việt Nam.

Big C ngưng nhập hàng: Đẩy doanh nghiệp Việt vào thế khó?

Như tin đã đưa, chiều 3/7, gần 50 nhà cung cấp hàng may mặc cho Central Group – đơn vị đang sở hữu quản lý chuỗi hệ thống siêu thị Big C, vẫn không giấu được sự hoang mang sau khi kết thúc buổi đối thoại trực tiếp.

Central thông báo qua email đơn phương tạm dừng nhập hàng từ các nhà cung cấp thông qua email thông báo vào tối muộn ngày 2/7 nhưng khi đối thoại trực tiếp đích thân bà Nguyễn Thị Phương phó tổng giám đốc Central Group cam kết “các anh chị cứ tiếp tục sản xuất theo đơn hàng”, nhưng hàng chục nhà cung cấp hàng may mặc cho hệ thống siêu thị này vẫn hoang mang, trước thông báo tạm dừng nhận hàng một cách đột ngột.

Phía Big C cho biết, đơn vị này đang phát triển các thương hiệu mới, đã và đang thực hiện quá trình này trong chuỗi bán lẻ của mình. Cách tiếp cận tương tự được áp dụng cho ngành hàng may mặc.Để bảo đảm mô hình kinh doanh mới này có thể phát triển thành công, Big C Việt Nam đang xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này. Tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển đó. Big C Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng.

Hiện đơn vị có hơn 4.000 nhà cung cấp. Siêu thị này đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhằm thỏa mãn điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam”, Big C Việt Nam khẳng định.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp dệt may đã rất bất ngờ khi nhận được thông báo Central Group Việt Nam. Do đó, chiều 3/7, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có mặt tại văn phòng đại diện Central Group tại TP.HCM phản đối về việc này.

Chị Trúc, đại diện công ty May Sài Gòn Thành Công (chuyên cung cấp chăn, áo quần) cho các hệ thống siêu thị Big C, cho biết chưa nhận được thông báo chính thức từ Big C về việc ngưng hợp đồng. Tuy nhiên, bộ phận thu mua của Big C có thông báo miệng tới nhà cung cấp là sắp tới sẽ thu hẹp diện tích ngành hàng may mặc để mở rộng diện tích các mặt hàng khác như điện tử, đồ gia dụng. Hiện sản phẩm của chúng tôi vào Big C phải chịu chiết khấu cao so với mặt bằng chung của các siêu thị khác.

Đại diện cho thương hiệu Papka cho biết thê, Big C khiến doanh nghiệp chúng tôi “trở tay” không kịp trong việc tìm đối tác mới hay đầu ra cho sản phẩm, đồng thời tạm ngừng sản xuất thì không chỉ hàng trăm doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà hàng nghìn công nhân cũng buộc phải tạm nghỉ việc.

Bên cạnh đó, trong trường hợp ký tiếp hợp đồng thì nhà bán lẻ này có đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn mới hay thay đổi quy trình nhập hàng để thực hiện tái cấu trúc ngành hàng như đã nêu trong thông báo tối ngày 2/7/2019.

Theo một số nhà cung cấp mặt hàng thời trang may mặc, nếu Central Group thực hiện tái cấu trúc ngành may mặc mà không theo lộ trình thì hàng hóa của doanh nghiệp cũng không vào được hệ thống bán lẻ này.

Việc tạm ngưng hay thay đổi tiêu chuẩn thì số lượng hàng hóa dự trữ hiện tại của doanh nghiệp khó giải phóng và thiệt hại về tài chính do hàng hóa sản xuất theo chuẩn của nhà bán lẻ này không thể bán cho những đối tác khác.

Cụ thể, mức chiết khấu bình quân năm 2018 của ngành may mặc là 14 – 18%, nhưng trong năm nay tăng thêm từ 1 – 4%.

“Theo quy định hợp đồng giữa Central Group và nhà cung cấp có quy định báo trước 30 ngày khi tạm ngưng hoặc không nhập hàng, kèm theo lý do chính đáng. Tuy nhiên, hiện tại đang trong giai đoạn kết thúc hợp đồng và thương thảo ký kết hợp đồng mới, việc tạm ngừng nhập hàng của nhà bán lẻ này có thể không sai luật, nhưng được xem là không có đạo đức kinh doanh”, một nhà cung cấp chia sẻ.

Theo Công Trình/ CLO

 

 

Bài cùng chuyên mục