Mua sắm online, giải pháp ưu việt trong mùa dịch Covid-19
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhiều người chọn thanh toán online thay vì thanh toán bằng tiền mặt nhằm tránh tiếp xúc nơi đông người.
Trên mỗi đồng tiền mặt có khoảng 3.000 vi khuẩn khác nhau sinh sống, tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm. Đó là chưa kể, thanh toán bằng tiền mặt bắt buộc phải có sự tiếp xúc giữa người với người. Trong khi đó, thanh toán online là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, nhanh chóng và bảo mật.
Những ngày vừa qua cả nước liên tục ghi nhận ca Covid-19 tăng kỷ lục, nhiều người tiêu dùng bắt đầu thay đổi phương thức đi chợ truyền thông, thay vào đó ngồi ở nhà vẫn “đi chợ online” một cách nhanh chóng.
Trước đây, chị Nguyễn Thanh Thảo, ngụ Quận 3, TP.HCM thường dậy sớm đi chợ nhưng mấy tuần gần đây gia đình chị đã bắt đầu chuyển dần sang mua sắm online. Đặc biệt, sau khi Quận 3 ghi nhận các ca nhiễm Covid-19, chị đã hạn chế ra đường và đẩy mạnh mua sắm online hơn. Chị Thảo chia sẻ: “Sau bữa ăn sáng, mình tranh thủ “đi chợ online”. Trong vòng chưa đầy 2 tiếng, thực phẩm được giao đến tận nhà, được bảo quản cẩn thận và tươi ngon, mình có thể để tủ lạnh cả tuần để ăn uống, tránh tiếp xúc nơi đông người”.
Không chỉ “đi chợ online”, tất cả các hoạt động giao dịch của anh Nguyễn Văn Nam (Quận Tân Bình, TP.HCM) trong 2 năm trở lại đây đều sử dụng bằng hình thức online với một lý do rất thiết thực. “Đi shopping, hẹn đối tác ăn trưa, tới quán cà phê cùng bạn bè… mình đều thanh toán qua online. Đặc biệt, dịp này mình dùng thẻ Happy Digital trên ứng dụng Open Banking của Nam A Bank để mua sắm trực tuyến và được hoàn tiền đến 10%. Trong mùa dịch Covid-19, việc thanh toán bằng hình thức online sẽ dễ dàng tra cứu lại thông tin di chuyển mình đã tới những nơi đâu”, anh Nam cho hay.
Thực tế, thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng phát triển hiện nay, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 thì hình thức này được nhiều người lựa chọn bởi sự ưu việt về tốc độ thanh toán nhánh chóng, an toàn, bảo mật và hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. “Mình ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán online từ nhiều năm nay. Không chỉ mua sắm mà thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, tiền điện thoại… mình cũng thực hiện qua app Open Banking của Nam A Bank, rất nhanh và tiện lợi”, chị Thanh Mai, ngụ Quận Bình Tân chia sẻ.
Song song đó, nhằm khuyến khích người dùng giao dịch online, các ngân hàng cũng “tăng tốc” đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số để mang lại những giải pháp tài chính hữu ích nhất cho khách hàng. Đồng thời, các nhà băng cũng miễn giảm nhiều loại phí để khuyến khích khách hàng sử dụng.
Chẳng hạn, ứng dụng Open Banking của Nam A Bank là một trong những ứng dụng công nghệ hiện đại và mới nhất, giúp khách hàng tối đa hóa trải nghiệm khi giao dịch online. Đơn cử, tính năng định danh khách hàng điện tử tự động toàn diện – eKYC của Nam A Bank cho phép khách hàng làm thủ tục đăng ký mở tài khoản 100% trực tuyến trên ứng dụng Open Banking.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có nhiều hoạt động ưu đãi đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng này. Sử dụng thẻ Happy Digital ngay trên Open Banking mà không cần giữ thẻ trong ví, không lo mất thẻ, khách hàng còn được hoàn tiền đến 10% khi giao dịch. Đặc biệt, từ tháng 6/2021 đến hết năm 2021, chủ thẻ tín dụng Nam A Bank sẽ nhận ưu đãi giảm đến 500.000 VNĐ khi mua sắm online tại trang thương mại điện tử Tiki. Hay ngân hàng này đang khuyến khích khách gửi tiết kiệm online với mức chênh lệch cao hơn tại quầy từ 0,05 – 0,8 điểm %. Lãi suất gửi tiết kiệm online cao nhất là 6,8%/năm kỳ hạn từ 13 tháng trở lên. Đây là kênh đầu tư sinh lời, an toàn và ổn định, lãi suất cạnh tranh…
Theo thông tin từ Ngân hàng nhà nước trong buổi họp báo mới đây, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị); giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị); giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỷ đồng (tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị)….