Phát triển công nghiệp hỗ trợ để là bệ phóng cho các ngành công nghiệp sản xuất khác

Hiện nay, thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nên dù là nước “đi sau”, tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chớp thời cơ trong một số lĩnh vực như ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trong Báo cáo Đề án Chiến lược công nghiệp hóa mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã chỉ ra rằng, sau 30 năm bước vào thời kỳ “Đổi mới”, dù kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu.

Thế nhưng, nền công nghiệp nước ta phát triển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số ý kiến đề nghị phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Một trong những vướng mắc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là do ngành chủ yếu vẫn phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được đổi mới; chất lượng sản phẩm và năng suất lao động còn thấp; phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác.

Dù vậy, hiện nay, thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nên dù là nước “đi sau”, tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chớp thời cơ trong một số lĩnh vực như ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ.

Nếu tận dụng tốt, các ngành công nghiệp nêu trên có thể tạo bước nhảy vọt, tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và xa hơn nữa là vào nhóm dẫn đầu xu thế thế giới.

Kỹ sư Lê Nguyên Thành, Trưởng phòng NCPT Công nghiệp và Năng lượng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng: Một trong những ngành công nghiệp trọng tâm cần phải đẩy mạnh chính là các ngành công nghiệp hỗ trợ. Bởi, ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của các ngành công nghiệp khác.

Ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của các ngành công nghiệp khác.

Ông Thành phân tích: Hiện nay, nhiều chủng loại, hiện chúng ta chưa sản xuất được như thép/hợp kim chế tạo, chất bán dẫn, chất cảm/phát quang/xạ/từ, hoạt chất sinh học, composit, polyme, sơ-sợi tổng hợp,…

Hoặc một số nguyên, vật liệu đã sản xuất nhưng có sản lượng nhỏ như sợi lanh, bông, lông, tơ và da thuộc. Tất cả các sản phẩm nguyên vật liệu này đều có tính chất “sống còn” đối với các ngành công nghiệp sản xuất.

Trong trường hợp không tự sản xuất các sản phẩm này, ngành công nghiệp sản xuất sẽ bị phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, và đối mặt với nhiều rủi ro như ép giá, không chủ động được hàng hóa,…

Những vật liệu này có ý nghĩa nền tảng, tính lưỡng dụng, tác động lan tỏa rộng, vai trò quyết định đối với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của các ngành, lĩnh vực công nghiệp và kinh tế khác”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu cho rằng, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào thượng nguồn của các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên và đang có lợi thế.

Đơn cử như các ngành công nghiệp ưu tiên điện tử,dệt may-da giày và cơ khí chế tạo: ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,…

Hoặc một số ngành đang có lợi thế như công nghiệp năng lượng – ưu tiên, và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản – đang có lợi thế xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đề nghị cơ quan chức năng xây dựng, triển khai chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp điện tử, ưu tiên phát triển, sản xuất các linh kiện gốc và/hoặc phần mềm công nghệ thông tin cốt lõi, nền tảng.

Điều này góp phần thực hiện chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 quốc gia và chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, xây dựng, triển khai các chương trình phát triển thượng nguồn ngành dệt may-da giày, gồm: sáng tạo và thiết kế sản phẩm, dệt, nhuộm và hoàn thiện vải, da.

Một số đề nghị Việt Nam nên tập trung vào thượng nguồn của các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên và đang có lợi thế.

Nhóm nghiên cứu cũng đề nghị xây dựng, triển khai các chương trình sản xuất linh kiện cơ-điện tử và cơ-điện; chi tiết, phụ tùng (bằng kim loại, hợp kim, nhựa, composite, cao su,…) máy móc, thiết bị.

Ưu tiên áp dụng tự động hóa linh hoạt, sản xuất thông minh, chuyên môn hóa sâu. Trong đó, mỗi doanh nghiệp một vài sản phẩm.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần xây dựng, triển khai các chương trình thiết kế, chế tạo cấu kiện, thành phần phi tiêu chuẩn phục vụ các ngành năng lượng chế biến nông, lâm, thủy sản. Xây dựng, triển khai các đề án sản xuất thép tấm cán nóng, thép hình cỡ lớn, thép ống không hàn

Việt Vũ | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục