VNG đề xuất chuyển nhượng 47,3% cổ phần cho pháp nhân ngoại tại thiên đường thuế Cayman, không cần chào mua công khai

Mới đây, HĐQT VNG đã đề xuất cho phép pháp nhân ngoại VNG Limited, được thành lập tại thiên đường thuế Cayman, được gom lại 47,3% cổ phần mà không phải thông qua chào mua công khai.

Trong buổi họp Đại hội đồng cổ đông vừa qua, HĐQT CTCP VNG đã đưa ra nhiều nội dung đáng chú ý liên quan tới việc chào bán cổ phiếu quỹ, ESOP và chuyển nhượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư nước ngoài.

Một trong những đề xuất đáng chú ý nhất phải kể đến đó là việc VNG Limited sẽ được nhận chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần, tương đương với khoảng 47,359% cổ phần của VNG từ 13 cổ đông nước ngoài.

Cụ thể hơn thì VNG là pháp nhân mới được thành lập vào ngày 01/04/2022 tại “Thiên đường thuế” Cayman Islands. Việc chuyển nhượng cổ phần này cũng sẽ được miễn trừ chào mua công khai nhưng vẫn đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49% cổ phần. Danh sách các cổ đông nước ngoài tham gia lần chuyển nhượng này của VNG Limited bao gồm:

Động thái này của VNG được cho là bước khởi động để IPO cổ phiếu tại Mỹ. Trước đó, vào tháng 08 năm 2021, Bloomberg cũng đã đưa tin VNG – một trong 2 kỳ lân công nghệ của Việt Nam (cùng với VNLIFE) cũng đang cân nhắc việc niêm yết giá cổ phiếu tại Mỹ. Nếu thành công, VNG sẽ có thể được định giá ở mức 2-3 tỷ USD.

Bên cạnh đề xuất chuyển nhượng cổ phần không qua hình thức chào bán công khai cho VNG Limited, Ban lãnh đạo VNG cũng đã công bố kế hoạch doanh thu dự kiến cho năm 2022 đạt 10.178 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông dự kiến sẽ âm 311 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cho công ty dự kiến âm khoảng 993 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2020, VNG ghi nhận doanh thu đạt 6.024 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 255 tỷ đồng. Sang đến năm 2021, doanh thu VNG đạt 7.651 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020 nhưng lại báo lỗ 71 tỷ đồng,

Ngoài ra, VNG cũng đề xuất xem xét thay đổi toàn diện chương trình ESOP để phù hợp với các bước phát triển mới. Trong năm 2021, VNG từng dự kiến phát hành lượng quyền mua cho 414.72 cổ phiếu. Trong đó có 88.492 cổ phiếu giá 20.000 đồng/cp và 326.280 cổ phiếu giá 30.000 đồng/cp. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được thực hiện. Do đó, ban lãnh đạo VNG cho rằng việc thay đổi chương trình ESOP là cần thiết trong thời điểm này.

Về lĩnh vực kinh doanh, VNG sẽ tiếp tục phát triển các ngành nghề kinh doanh theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt công ty sẽ tập trung phát triển mảng Thanh toán, AI và Cloud nhằm tham gia vào làn sóng phát triển công nghệ trong thời gian tới.

Thế Anh | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục