Nhóm chứng khoán dậy sóng, VnIndex vẫn giảm hơn 3 điểm

Chốt phiên làm việc hôm nay (22/6), các chỉ số đã diễn ra trong trái chiều. Trong đó, chỉ số Vn-Index đã giảm hơn 3 điểm, còn HNX-Index lại tăng gần 5 điểm.

Cụ thể, chốt phiên làm việc trên sàn HOSE, chỉ số VN-INDEX đã rơi xuống mức 1.169,27 điểm, giảm 3,20 điểm, tương đương 0,27%. Khối lượng giao dịch đạt 592,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 13.314,586 tỷ đồng. Toàn thị trường có 295 mã tăng giá (59 mã tăng trần); 42 mã đứng giá và 181 mã giảm giá (40 mã giảm sàn).

Chỉ số Vn-Index lại đóng cửa trong sắc đỏ trong ngày giao dịch 22/6 dù số mã tăng chiếm ưu thế là do lực níu kéo từ các mã lớn. Ảnh minh họa

Trong khi đó, chỉ số VN30 lại vươn lên mức 1.227,18 điểm, tăng 2,64 điểm, tương đương 0,22%. Khối lượng giao dịch đạt 154,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.882,392 tỷ đồng. Toàn thị trường có 15 mã tăng giá (2 mã tăng trần); 3 mã đứng giá và 12 mã giảm giá (2 mã giảm sàn).

Chốt phiên trên sàn HNX, chỉ số HNX giữ ở mức 269,39 điểm, tăng 4,77 điểm, tương đương 1,80%. Khối lượng giao dịch đạt 75,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.421,35 tỷ đồng. Toàn thị trường có 148 mã tăng giá (35 mã tăng trần); 38 mã đứng giá và 62 mã giảm giá (10 mã giảm sàn).

Chỉ số HNX30 giữ ở mức 472,16 điểm, tăng 7,13 điểm, tương đương 1,53%. Khối lượng giao dịch đạt 44,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.008,048 tỷ đồng. Toàn thị trường có 19 mã tăng giá (4 mã tăng trần); 3 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.

Khởi động phiên làm việc hôm nay, thị trường đã phát đi tín hiệu tích cực khi chứng kiến hàng loạt mã tăng giá. Giao dịch diễn ra sôi động, với sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng điện tử.

Tuy nhiên, chỉ số Vn-Index lại đóng cửa trong sắc đỏ dù số mã tăng chiếm ưu thế là do lực níu kéo từ các mã lớn. Trong nhóm VN30, thị trường ghi nhận 2 mã giảm sàn là GAS giảm sàn 6,9% và POW giảm sàn 6,8%.

Điểm nhấn trong phiên làm việc hôm nay nằm ở nhóm chứng khoán khi tăng với sắc tím xuất hiện tại nhiều mã, thậm chí là SSI cũng tăng kịch trần trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 và phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 2:1, giá 15.000 đồng.

Cụ thể, APG tăng trần 7%; APS tăng trần 9,2%; BSI tăng trần 6,8%; CTS tăng trần 7%; FTS tăng trần 7%; HCM tăng trần 6,8%; SSI tăng trần 6,9%; TVB tăng trần 7%; TVC tăng trần 9,9%; VCI tăng trần 6,8%; VIG tăng trần 9,3%; VIX tăng trần 6,9%; VND tăng trần 6,9%…

Nhóm ngân hàng cũng đang giao dịch tích cực khi chỉ có 1 mã giảm là 2,2% và 2 mã nằm sàn, còn lại là các mã tăng. Trong đó, LPB tăng trần 6,7%; MSB tăng trần 7%; VIB tăng trần 6,9%; STB tăng trần 6,8%; VPB tăng 4,4%; TPB tăng 2,1%; SHB tăng 2,3%; CTG tăng 2,4%; ACB tăng 3,3%…

Trong khi nhóm dầu khí và phân bón tiếp tục chịu áp lực chốt lời sau chuỗi tăng ấn tượng từ 17/5 đến 7/6. Trong đó, ở nhóm phân bón, DCM có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp với mức 6,9%; DPM cũng đang có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp với mức 6,8%.

Ở nhóm dầu khí, PVC giảm 6,1%; PVD giảm sàn 6,9%; PVS giảm sàn 8,9%; GAS giảm sàn 6,9%…

Trên sàn HOSE, FPT là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số Vn-Index với mức 2,71%, khối lượng khớp lệnh đạt 2,97 triệu đơn vị; tiếp sau là MWG lấy đi 2,39%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,8 triệu đơn vị; MSN lấy đi 1,8%; VNM lấy đi 1,64%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,2 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, BAB là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho chỉ số HNX-Index với mức 8,83%; tiếp sau là CEO đóng góp 0,69%, khối lượng khớp lệnh đạt gần 3,5 triệu đơn vị; SHS đóng góp 0,68%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,9 triệu đơn vị; HUT đóng góp 0,52%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,5 triệu đơn vị…

Hạnh Nhi | Nhà báo & Công luận

Nguồn Nhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục