Công nghiệp hỗ trợ sẽ được ưu tiên trong Luật Phát triển công nghiệp

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo tinh thần của Nghị quyết 128/2021, tình hình sản xuất công nghiệp trong nước đã dần hồi phục và có những bước tiến rõ rệt, đã kết nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ có sự gia tăng rõ rệt về sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng.

Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.

Theo Cục Công nghiệp, sản xuất công nghiệp trong nước có 4 ngành chính gồm khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện – khí và cấp thoát nước.

Bộ Công Thương đánh giá: Mặc dù đã từng bước khắc phục, tuy nhiên, hiện nay, tốc độ tăng trưởng công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, giá trị gia tăng thấp; liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong định hướng xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Chính sách phát triển công nghiệp tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Trong khi đó, Chính sách phát triển công nghiệp tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như: chưa thể chế hóa đồng bộ, đầy đủ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành trọng điểm chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; chưa có sự thống nhất và quy định rõ về việc nâng cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp…

Để hỗ trợ cho lĩnh vực này, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương đã được lãnh đạo Bộ Công Thương giao xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.

Công nghiệp hỗ trợ sẽ được ưu tiên trong Luật Phát triển công nghiệp.

Việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp sẽ tạo lập công cụ phát triển ngành đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Định Trần | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục