TP. HCM: Năm học mới, nhiều khoản phí… mới khiến phụ huynh đau đầu

Khai giảng năm học mới cũng là thời điểm không ít phụ đau đầu với các khoản phí, quỹ mà nhà trường thông báo.

“Mờ mắt” vì học phí, tiền quỹ

Sau ngày 5/9, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. HCM nhanh chóng tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm để thông báo về những thông tin về việc học tập của học sinh. Trong đó, điều khiến các phụ huynh “choáng” nhất chính là hàng loạt khoản phí, quỹ mà nhà trường đưa ra.

“Mờ mắt” vì học phí, tiền quỹ

Sau ngày 5/9, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. HCM nhanh chóng tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm để thông báo về những thông tin về việc học tập của học sinh. Trong đó, điều khiến các phụ huynh “choáng” nhất chính là hàng loạt khoản phí, quỹ mà nhà trường đưa ra.

Các khoản thu lên tới hàng triệu đồng khiến phụ huynh choáng váng.

Không dừng lại ở đó, phụ huynh còn được vận động đóng các khoản học kỹ năng sống, máy lạnh, ti vi, tiền điện,… Nhìn chung, các khoản thu này hầu như không có biên lai thu mà chỉ ký sổ.

“Tính sơ tiền học tiếng Anh thôi cũng hơn 3 triệu đồng. Mặc dù nhà trường chưa bắt chúng tôi đóng ngay vì còn đợi thành phố ra chủ trương, tôi đọc xong cũng thấy mệt. Mới học lớp 1 thôi mà biết bao nhiêu phí, quỹ phải đóng. Giờ trong lớp cũng có gia đình giàu, nghèo khác nhau. Nếu không đóng thì lớp không triển khai, nhưng khác gì đi ngược lại số đông, để con mình khác biệt”, chị C. thở dài, nói.

Đồng cảm với chị C., phụ huynh Huỳnh V.M. có con đang học lớp 6 trường tiểu học ở quận 5 cho hay, nhà trường có thông báo về quỹ khuyến học, phụ huynh được vận động đóng để duy trì kinh phí hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các khoản khác như tiền ăn, tổ chức và phục vụ bán trú,… Tổng các chi phí cũng đã gần 2 triệu đồng chỉ sau một buổi họp.

“Gia đình tôi không thuộc hộ nghèo nhưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc kinh doanh không được như trước. Tôi phải xoay vòng vốn liên tục để làm ăn nên để cho con đi học tới nơi tới chốn, tôi phải vay mượn nhiều nơi, làm thêm 1-2 công việc. Hi vọng sẽ không có chi phí nào phát sinh thêm nữa”, vị phụ huynh này tâm sự.

Tương tự, một phụ huynh có con học tại trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú) chia sẻ, mặc dù chưa tính học phí chính thức mà các khoản phải đóng cho nhà trường đầu năm đã lên đến gần 7 triệu đồng. Trong đó, các khoản thu như tiền dạy buổi hai, tiếng Anh giáo viên nước ngoài, tiền ấn phẩm, hệ thống thông tin quản lý học sinh,… có mức giá thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất là 2.700.000 đồng. Đáng chú ý, phụ huynh này cho biết còn được vận động đóng quỹ hội phụ huynh 500.000 đồng.

Theo trường THPT Tây Thạnh, nhà trường thực chất không ấn định thu số tiền 500.000 đồng, mà đây là con số mà phụ huynh có đề xuất trong cuộc họp Ban đại diện phụ huynh toàn trường và nhà trường cũng không vận động cào bằng mà theo tinh thần tự nguyện. Trong số tiền ấy, nhà trường sẽ trích 400 ngàn đồng cho quỹ tài trợ giáo dục và 100 ngàn đồng cho quỹ khuyến học.

Đồng thời, số tiền gần 7 triệu đồng học phí nói trên là số tiền sẽ thu trong suốt 9 tháng học của các em, tùy khả năng của phụ huynh, phụ huynh có thể lựa chọn đóng theo từng tháng, từng học kỳ hoặc cả năm học. Hiện nhà trường cũng đang yêu cầu dừng và hoàn trả tiền quỹ lớp đã thu, cũng như dừng tiếp nhận quỹ tài trợ giáo dục.

Không để lạm thu đầu năm học

Vừa qua, một số trường tại TP. HCM cũng thông báo không thu bất kỳ loại quỹ nào của phụ huynh, khiến nhiều người đồng tình.

Theo trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Thủ Đức), nhà trường đã sớm yêu cầu phụ huynh không đóng góp quỹ lớp, quỹ khuyến học, thậm chí cả quỹ phụ huynh. Phụ huynh nào muốn tài trợ cho nhà trường phải có văn bản đồng ý của Phòng GD&ĐT.

Vấn đề các khoản thu phí hiện nay luôn là điều mà các phụ huynh bận tâm.

Kinh phí của Ban đại diện Cha mẹ học sinh để khen thưởng cho học sinh của trường mỗi năm sẽ do nhà trường. Quỹ phụ huynh cũng không tham gia vào mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, nên hội phụ huynh của trường, lớp không cần thiết phải thu khoản này.

Những đóng góp của phụ huynh học sinh hay vận động tài trợ tất cả phải đều thực hiện đúng, nghiêm túc theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT.

Đối với các khoản khác để phục vụ bán trú hay thu hộ thì nhà trường vẫn triển khai. Về photo tài liệu học tập của học sinh trong lớp, hiện nhà trường có ký hợp đồng với một cơ sở photocopy sát bên trường. Khi cần, giáo viên chỉ cần ra cơ sở đó, ghi rõ lớp và số lượng tài liệu cần photo. Giáo viên không phải trực tiếp trả tiền mà nhà trường sẽ thanh toán.

Trước đó, Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết không có quy định cho phép trường được thu “trọn gói cả năm” các khoản thu của học sinh trong năm học. Đối với các khoản thu như học phí và các khoản thu thỏa thuận với phụ huynh học sinh, chỉ được phép thu theo từng tháng thực học. Các trường có trách nhiệm thông báo chi tiết, rõ ràng đến phụ huynh học sinh về nội dung, mục đích của từng khoản đóng góp. Trong đó, quy định tiền học 2 buổi/ngày, không thu quá 200.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh bậc THCS và không thu quá 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với bậc THPT.

Ngoài ra, quy định cho phép vận động khoản thu đóng góp, ủng hộ cho các hoạt động giáo dục của học sinh, nhưng trên tinh thần ủng hộ tự nguyện của phụ huynh học sinh, đặc biệt không được quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho cha mẹ học sinh.

Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết sẽ tăng cường tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức các khoản thu đầu năm ở các đơn vị trường học, không để xảy ra lạm thu, gây áp lực cho phụ huynh.

Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục