Kinh tế toàn cầu 2023: Ảm đạm hay khởi sắc?

Bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2022 đã ảm đạm, tuy nhiên, đến năm sau sẽ càng “u ám” hơn, Bloomberg nhận định.

Đối với nền kinh tế thế giới, năm 2022 quả thực là một năm tồi tệ, phải “đón nhận” tổng hợp các cú sốc: từ xung đột Ukraine – Nga, lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19 và rắc rối trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, cùng với việc thắt chặt chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay giảm xuống còn 3,1%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng về mức tăng trưởng phục hồi 4,7% ngay từ đầu năm 2022.

Dòng tiền hợp lý, nhu cầu nhập khẩu tăng cao từ Trung Quốc và địa chính trị “ít ma sát” là những nhân tố thầm lặng xây đắp nhiều thập kỷ tăng trưởng “yên bình” và giá cả ổn định. Nhưng tất cả đã biến mất và đưa lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, cùng tổn thất thị trường tài chính lên đến hàng nghìn tỷ.

Ảnh minh hoạ: Internet.

Kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tồi tệ hơn?

Theo dự đoán của Bloomberg Economics, tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 sẽ đạt 2,4%. Tuy nhiên, khủng hoảng năng lượng sâu sắc ở châu Âu, suy thoái sớm hơn và đau đớn hơn ở Mỹ, đại dịch Covid-19 “quá sức tưởng tượng” và sự trượt dốc không kiểm soát của bất động sản ở Trung Quốc có thể khiến con số không mấy hấp dẫn đó càng khó đạt được.

Dựa trên các kịch bản từ các nhóm quốc gia lớn trên hành tinh và tính toán tác động lan tỏa giữa các quốc gia, trong một kịch bản tiêu cực, tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 có thể giảm xuống mức thấp chưa từng có. Điều đó có thể quét sạch khoảng 5.000 tỷ USD sản lượng toàn cầu so với những dự báo lạc quan hơn vào đầu năm nay.

Ở Hoa Kỳ, nhiều nhà phân tích băn khoăn rằng thị trường lao động có đủ sức mạnh và các hộ gia đình có đủ khả năng chi tiêu để duy trì tốc độ tăng trưởng cho đến nửa cuối năm 2023 hay không. Nếu một đợt điều chỉnh mạnh trên thị trường nhà ở, kéo theo tác động dây chuyền đối với hệ thống tài chính, tăng trưởng sẽ “yếu ớt” hơn nhiều.

Theo Bloomberg, dự kiến Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản lên 5% vào đầu năm 2023, tăng từ mức gần 0 vào đầu năm nay. Việc Fed thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ đã và đang làm tổn hại đến kinh tế Mỹ và thế giới.

Từ đó, chi phí đi vay leo thang, nhiều ngành nhạy cảm với lãi suất từ bất động sản đến ôtô chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bloomberg Economics dự báo Mỹ suy thoái vào nửa cuối năm 2023. Hơn 2 triệu người Mỹ có thể sẽ mất việc.

Tuy nhiên, tương lai sẽ tươi sáng hơn nếu lạm phát nhanh chóng “phai mờ”. Nhưng ngược lại, sẽ tệ hơn khi đại dịch khiến thị trường lao động rơi vào tình trạng khủng hoảng, đẩy “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” – mức độ thất nghiệp cần thiết để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát – lên cao hơn mức đã có trong những năm gần đây.

Nếu điều đó xảy ra ở Mỹ, Fed có thể phải tăng lãi suất cao tới 6%, đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc suy thoái dài hơn và sâu hơn. Vì hiện tại, nội tệ của Mỹ – USD vẫn được coi là tiền tệ “mạnh nhất thế giới”.

Ở khu vực đồng euro, vì các đòn “trả đũa” của Nga đã khiến châu lục này rơi vào tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và giá điện tăng cao. Trường hợp cơ bản của Bloomberg Economics là chi phí năng lượng cao và Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất sẽ đẩy khối này vào suy thoái, với GDP giảm 0,1% vào năm 2023.

Giả định tình hình thời tiết ôn hoà, không quá lạnh, các quốc gia đồng lòng chia sẻ khí đốt và các doanh nghiệp và hộ gia đình được hỗ trợ tối đa sẽ giúp nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng chỉ với một đợt suy thoái nhẹ.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vào mùa đông bất thường và những thất bại chính sách chưa kịp thời có thể khiến châu Âu mất đi 0,8 điểm phần trăm trong năm nay và 3,3 điểm phần trăm trong năm tới – đẩy khối này vào một cuộc suy thoái sâu.

Tại Trung Quốc, giả định quốc gia đông dân nhất thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19 một cách suôn sẻ và tránh được sự sụp đổ thảm khốc của bất động sản, mức tăng trưởng ở mức 3,2% vào năm 2022 và 5,7% vào năm 2023. Và sẽ khởi sắc hơn nữa nếu tình hình chuyển biến tích cực.

Việc phải chịu nhiều “cú sốc” có thể khiến tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 2,2%. Dự kiến sẽ gây ra làn sóng chấn động trên toàn thế giới. Cú đánh lớn nhất sẽ giáng vào các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc, từ Hàn Quốc đến Việt Nam và các nhà sản xuất hàng hóa lớn như Australia và Brazil.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể dễ dàng đi chệch hướng. Có thể vào năm sau, quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều đợt phong tỏa hơn ở các thành phố lớn, hoặc “nhiều chướng ngại vật” thử sức ngành bất động sản, có thể làm giảm 3,5 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng năm 2023.

Tác động của nước lớn đối với các nước nhỏ

Mỹ, khu vực đồng tiền chung Euro, Trung Quốc sẽ góp phần to lớn làm lan tỏa về thương mại, tài chính và giá cả hàng hóa khắp thế giới. Đối với nhiều thị trường mới nổi – vốn xuất khẩu hóa đơn và đáp ứng nhu cầu tài chính bằng đô la – việc tăng giá trị rủi ro của đồng tiền Mỹ càng làm tăng thêm căng thẳng.

Dựa trên một loạt các mô hình vĩ mô, Bloomberg Economics đã ước tính tác động tổng hợp nếu mọi thứ diễn ra không như ý muốn cùng một lúc sẽ khiến kinh tế toàn cầu giảm tốc rõ rệt.

Trong đó, do lực cản từ đồng đô la Mỹ mạnh mẽ, nội tệ của nhiều quốc gia, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil sẽ chịu ảnh hưởng “rõ rệt” nhất.

Với kịch bản bất lợi đối với châu Âu giả định giá năng lượng thậm chí còn cao hơn, tác động tổng thể thực sự có thể là tăng trưởng thấp hơn và lạm phát cao hơn.

Tuy nhiên, nhiều khả năng là năm 2023 sẽ là một năm tăng trưởng mờ nhạt và áp lực giá vẫn còn cao. Và bài học trong vài năm qua là mọi thứ luôn có thể trở nên tồi tệ hơn.

Còn nhiều yếu tố tiềm tàng khác có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế giới năm sau. Đầu tiên là mối quan hệ giữa các cường quốc. Cuộc đối đầu với Nga khiến châu Âu thiếu năng lượng là một ví dụ về sự rạn nứt địa chính trị.

Đồng thời, quan hệ giữa Mỹ – Trung Quốc vẫn thể “khăng khít” nhanh chóng sẽ tác động đến các quốc gia liên quan. Mối quan hệ thương mại bị rạn nứt là một lực cản khiến tăng trưởng chậm lại ở cả hai nước. Đức – nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu cũng tỏ ra dè dặt hơn với Trung Quốc.

Trong khi đó, hàng loạt các thiên tai, ảnh hưởng khí hậu, môi trường thiên nhiên đang và sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng của nhiều nền kinh tế, biến tình hình từ khó khăn đến trắc trở hơn.

Lê Na (Theo Bloomberg)| Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục