Vừa về tay Masan, Phúc Long được Techcombank bơm hàng trăm tỷ đồng để mở rộng kinh doanh
Masan và Techcombank được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp – ngân hàng điển hình tại Việt Nam với mối quan hệ đặc biệt thân thiết.
Bên cạnh đó, Techcombank cũng cấp thêm hạn mức tín dụng 100 tỷ đồng cho Phúc Long nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạn mức tín dụng này có thời hạn 12 tháng gồm hạn mức bảo lãnh tối đa là 30 tỷ đồng; và hạn mức tín dụng ngắn hạn là phần còn lại của 100 tỷ sau khi trừ hạn mức bảo lãnh.
Công ty TNHH The Sherpa – Thành viên của Tập đoàn Masan – là đơn vị bảo lãnh cho khoản vay của Phúc Long tại Techcombank. Cụ thể, Công ty TNHH The Sherpa sẽ chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh tại Techcombank theo các hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Phúc Long và Techcombank.
Đáng chú ý, động thái cấp tín dụng của Techcombank diễn ra chỉ sau ít ngày Tập đoàn Masan thông báo mua thêm 31% cổ phần của chuỗi trà, cà phê Phúc Long với giá 110 triệu USD. Sau thương vụ này, công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trở thành cổ đông nắm quyền chi phối một trong những doanh nghiệp F&B lâu đời nhất Việt Nam.
Trước đó, hồi tháng 5/2021, Masan đã chi 15 triệu USD để mua 20% cổ phần của Phúc Long, tương đương định giá 75 triệu USD.
Trong khi đó, Masan và Techcombank được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp – ngân hàng điển hình tại Việt Nam với mối quan hệ đặc biệt thân thiết.
Masan hiện đang là đơn vị sở hữu 19,9% vốn của Techcombank, gần chạm mức trần 20% theo quy định và là cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này.
Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan hiện đang là Phó Chủ tịch thứ nhất tại Techcombank. Trong khi, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng từng có thời gian giữ cương vị Phó Chủ tịch tại Masan Group.
Quốc Thụy