Lê Vân Mây – CEO Lotus Food Goup – Niềm tin chữ tín là vàng

Tại sao người phụ nữ nhỏ nhắn, kiên định, nữ tính Lê Vân Mây – Người sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty CP Tập đoàn Thực phẩm Hoa Sen (Lotus Food Group – LTG) lại có may mắn khi được các thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản lựa chọn để trở thành kênh phân phối độc quyền, cầu nối cho họ tại thị trường Việt Nam? Đơn giản bởi một chữ TÍN

“Chẳng phải ngẫu nhiên mà những “ông lớn” lại trao trọn niềm tin cho cô Vân Mây đâu. Bởi 25 năm qua Lotus Group phát triển luôn có sự dõi theo của các bạn hàng Nhật Bản. Có được thành công như ngày hôm nay bản thân mình thấy đó là dựa trên những yếu tố chính: May mắn, cần mẫn, uy tín và luôn đặt lợi ích của bạn hàng, đối tác lên trên” chị Lê Vân Mây chia sẻ.

Lê Vân Mây – CEO Lotus Group

Từ cô sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ khoa Nga mê tiếng Nhật và văn hóa Nhật nên chị học thêm và sau này lại là ngôn ngữ mà chị sử dụng nhiều nhất trong cuộc đời hoạt động kinh doanh của chị. Có thể coi nó cũng như một chút duyên ban đầu để chị bén duyên với các sản phẩm của Nhật Bản sau này. Chị Vân Mây cho biết, người đưa tôi đến cơ đồ kinh doanh của ngày hôm nay phải nói đến một đối tác là một doanh nhân lớn của Nhật Bản. Chỉ vì ông ý có niềm tin mạnh mẽ vào tôi. Tin tôi là người có khả năng làm được việc và làm tốt nên ông đã tin tưởng, dìu dắt, động viên, hướng dẫn rất tận tình khi tôi bắt tay vào kinh doanh 25 năm trước. Ông chỉ dẫn cách làm việc với người Nhật như thế nào, start up nên chú trọng điều gì để phát triển? Cùng với sự tin tưởng của ông mà khá nhiều đối tác Nhật đã sẵn sàng ứng trước vốn để chúng tôi sản xuất các đơn hàng cho công ty ông.

Ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh thành lập trang trại sạch chuẩn Hokkaido với sự có mặt của Tỉnh trưởng tỉnh Hokkaido trong chuyến thăm Việt Nam

Từ một người không có nhiều vốn và không đủ tự tin rằng mình có thể lãnh đạo được doanh nghiệp, mà chỉ có một tố chất: Chăm chỉ, chịu khó, làm gì cũng hết lòng cho công việc…. lại là những “điểm vàng” khiến vị Tổng giám đốc Người Nhật đang tìm bạn hàng, nhà cung cấp tại thị trường Việt Nam “chấm”. Sau này trong cuốn hồi ký của ông tôi biết thêm một điều tại sao ông ý lại chọn mình: “Hình ảnh một cô gái nhỏ bé, đứng giữa trưa nắng ngay cổng chợ Bến Thành lựa từng trái măng cụt để đảm bảo trái nào cũng ngon cho khách hàng khiến tôi tin rằng cô gái này sẽ thành công trong sự nghiệp vì sự tận tâm và trách nhiệm”, chị nhớ lại.

Và do vậy, LTG khởi sự là ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu đi Nhật là bước đi đầu tiên trong hành trình 25 năm. Qua sự giới thiệu, chỉ dẫn từ các bạn hàng của chính các doanh nghiệp Nhật Bản, khách hàng đến với Lotus càng ngày càng nhiều.

Những năm gần đây, LTG không chỉ có những đơn hàng xuất đi nước Nhật nữa mà nhiều nhà cung cấp lớn, chuỗi siêu thị của Nhật như Aeon, FamilyMart, Ministop… đầu tư vào Việt Nam đã lại tìm ngược đến công ty để đặt hàng nhằm cung cấp các sản phẩm chuẩn Nhật do LTG vừa hiểu rõ vừa đáp ứng các an toàn vệ sinh cao chuẩn Nhật cho thị trường nội địa Việt Nam. Mặc dù thời kỳ đầu kinh nghiệm của lĩnh vực chế biến thực phẩm giá trị gia tăng công ty không có, hay khi mới mở nhà hàng chúng tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn sâu nhưng đối tác nói, chỉ cần bạn và công ty đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm còn lại chúng tôi sẽ hướng dẫn.

Người được chọn làm cầu nối đem sản phẩm Nhật Bản về Việt Nam:

Do đặc thù kinh doanh nên Chị Vân Mây có cơ hội đi Nhật Bản thường xuyên, chị hay thắc mắc tại sao người Nhật sống thọ thế, người già luôn khỏe mạnh và tràn ngập năng lượng? Khi biết được bí quyết là một phần họ được hưởng các sản phẩm chất lượng, sạch và an toàn, chị ao ước sẽ có một ngày đem hết các sản phẩm đó về Việt Nam để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người Việt.

Ngài Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam chụp ảnh cùng bà Lê Vân Mây

Và rồi như luật hấp dẫn, uy tín thương hiệu cá nhân của chị Vân Mây đã khiến nhiều doanh nghiệp “khủng” tìm đến mời gọi hợp tác, liên doanh, liên kết cho các nhãn hiệu của họ được phân phối tại thị trường Việt Nam. Ban đầu chị chọn lọc các nhãn hàng phục vụ đối tượng bà mẹ và em bé, sau nữa là phụ nữ và gia đình với các sản phẩm thiết yếu như như sữa Nhật, tã, mì, cháo ăn dặm cho bé , ruốc cá hồi, máy lọc nước an toàn Nhật Bản…

Bạn bè bảo Lê Vân Mây là người kinh doanh lãng mạn nhưng giới doanh nhân Nhật gọi Mây San ( Ms. May trong tiếng Nhật ) Lotus là cổng kết nối thị trường Nhật – Việt. Những tập đoàn tiêu dùng lớn tại Nhật như Morinaga Milk, Daio Paper, Toridoll, Coco Ichibanya, Yoshinoya, Nissui, Matsumoto Kyoshi…đều chọn Lotus làm đại diện phân phối chính thức của mình tại thị trường Việt Nam. Chị thì tự hào chia sẻ: Do hầu hết những người Nhật Bản sống tại Việt Nam đều biết tới một Mây San Lotus, vì thế tôi sẽ phải luôn luôn nỗ lực cố gắng vì niềm tin ấy.

Năm 2020, một thương vụ hợp tác với Matsumoto Kiyoshi Holdings phát triển chuỗi cửa hàng dược mỹ phẩm chuẩn Nhật tại thị trường Việt Nam được ra mắt. Đây là một trong những thương hiệu uy tín có doanh thu 2,35 tỷ USD, sở hữu 1.654 cửa hàng tại Nhật Bản. Việt Nam là một trong những điểm ưu tiên đầu tư tại thị trường ĐNA của họ. Ngoài cửa hàng flagship Matsumoto Kiyoshi tại trung tâm thương mại Vincom – 72 Lê Thánh Tôn, Q1, dự kiến sẽ có 10-15 cửa hàng chuẩn Nhật tương tự xuất hiện trong 3-5 năm tới.

Vì yêu thích sản phẩm sạch, chất lượng của Nhật mà đến nay LTG trở thành nhà phân phối hơn 300 sản phẩm của trên 30 thương hiệu tại thị trường Việt Nam.

Thông qua ẩm thực mang văn hóa Nhật vào Việt Nam

Hiện nay bức tranh toàn cảnh của ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) đang là một ngành hàng khá hấp dẫn, ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của Việt Nam thì nhiều nhãn hàng của các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Trung Quốc đang được các công ty Việt Nam liên doanh, liên kết, franchise vào Việt Nam như Golden Gate, Redsun, Nova F&B…

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại khu vực ASEAN. Theo thống kê, hiện nay cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư và ngành này đang phát triển như vũ bão.

Toà nhà Washoku Garden tại 13 Lý Tự Trọng, bao gồm toàn bộ các thương hiệu ẩm thực Nhật
bản mà LTG đang vận hành.

“Đó có phải là lý do thôi thúc Lotus Food Group mở rộng sang lĩnh vực F&B”? Chị Lê Vân Mây mỉm cười khi được hỏi: Thực chất trong quá trình lăn lộn tại thị trường Nhật chị thực sự mê mẩn ẩm thực của Nhật Bản, vừa chất lượng, vừa tinh tế lại sạch sẽ … Một phần tôi là người mê nấu ăn, phần khác tôi cũng rất thích văn hóa ẩm thực của Nhật Bản thông qua món ăn và cách truyền bá văn hóa qua ẩm thực của họ. Và mảnh ghép F&B trong bản đồ các chuỗi trong hệ sinh thái sạch và xanh đậm chất Nhật là miếng ghép cuối được Lotus Group đưa vào Việt Nam cách đây hơn 5 năm. Hiện nay có 8 nhãn hàng nổi tiếng tại Nhật như: Marukame Udon, Ushi Mania, Coco Ichibanya – thương hiệu cà ri hàng đầu Nhật Bản … được Lotus nhượng quyền và liên kết.

Nhà hàng Ussina Aging Beef and Bar – Bò Wagyu Ủ tuyết trên lầu 77 (Tại Vincom Landmart 81)

Điều đặc biệt là trong đợt dịch covid nhiều nhà hàng khác bị ảnh hưởng nhưng riêng hệ thống nhà hàng Nhật của LTG lại không bị ảnh hưởng quá nhiều, thậm chí còn đông hơn trước. Hóa ra với việc chọn các tiêu chí chuẩn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm của Nhật từ những ngày đầu lại là chìa khóa của việc giữ chân khách đến nhiều hơn. Những chai dung dịch sát khuẩn, kháng vi trùng lao, những chất tẩy rửa cao cấp lau bàn, nước rửa tay được trang bị tại nhà máy sản xuất, tại các nhà hàng, cửa hàng bánh mỳ, coffee… được các công ty mẹ trang bị từ những ngày đầu. Hay Lotus Group không ngần ngại đầu tư số tiền khủng vào chiếc máy rửa chén có tia cực tím tại nhà hàng mỳ Marukame Udon chẳng hạn… để ly, chén luôn sạch khuẩn.

Cứ đến giờ cao điểm các cửa hàng mỳ Marukame Udon, hay tiệm bánh mỳ Conservo, nhà hàng Cơm Bò Yoshinoya, Cơm Cari Coco Ichibanya lại đông nghẹt khách Nhật. Bởi 80% người Nhật tại Việt Nam đánh giá các món ăn của hệ thống Lotus Group quản lý đều chuẩn vị Nhật như khi ăn tại Nhật (Udon, bánh mỳ, Shokupan, Cơm Cari, Cơm bò, Sushi …). Không chuẩn sao được khi trước khi setup cửa hàng sản xuất bánh mỳ hay nhà hàng Mỳ Udon… đích thân các chuyên gia người Nhật đã sang Việt Nam, dành 2 năm để nghiên cứu nguồn nước sạch, làm cách nào để trung tính được nguồn nước cứng tại Việt Nam để cho ra vị bột bánh mỳ mềm thơm và sợi mỳ chuẩn vị Nhật nhất.

Lê Vân Mây luôn tâm niệm bất cứ việc gì cũng làm tốt hết sức có thể, làm với cái tâm chân
thành thì chắc chắn sẽ thành công.

“Từng bước vững chắc Lotus mở rộng các nhà hàng ra các thành phố lớn. Những nhà hàng này đều do công ty và các đối tác Nhật tự quản lý và không muốn nhượng quyền cho bên thứ ba phát triển. Biết cách đi đó chậm nhưng chắc chắn, vì uy tín của mình, vì sự tin tưởng của đối tác mà công ty luôn xây dựng một lộ trình bền vững dù rằng mỗi một cửa hàng chúng tôi chấp nhận lỗ 5 năm. Rất may mắn là chúng tôi có được các đối tác cùng đồng thuận để mang đến sản phẩm chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền người Việt Nam”, chị Mây chia sẻ. Sau 25 năm cần mẫn, tự ví mình là con kiến, cần cù, xây tổ, cái tổ đó càng ngày càng to ra và đến giờ có tới hơn 2.000 nhân viên, doanh thu cả tập đoàn đã lên tới con số ngàn tỷ. Văn hóa của Lotus vẫn luôn dựa trên yếu tố chân thành, tin tưởng và yêu thương từ tâm nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cao cấp Nhật Bản đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Thu Hiền

NguồnDoanh nghiệp & Đàu tư
Bài cùng chuyên mục