11 gia tộc giàu nhất Việt Nam: Tài sản hàng tỷ đô, chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội
Việt Nam sở hữu nhiều gia tộc danh giá sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cùng loạt hoạt động kinh doanh vô cùng lớn trải dài khắp các ngành nghề bất động sản, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn…, với những gương mặt doanh nhân, “cậu ấm cô chiêu” nổi tiếng.
Những năm qua, đã xuất hiện rất nhiều gia tộc giàu có, danh giá, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
1. Gia tộc Lý Quí
Thường trên các MXH, không ai là không biết tới cuộc sống nhung lụa thượng lưu của Lý Quí Khánh – NTK gắn liền với nhiều tên tuổi như Hà Hồ, Minh Triệu, Minh Tú, Đàm Vĩnh Hưng… Nhưng có thể ít ai biết, Lý Quí Khánh chính là “cậu út” được cưng chiều hết mực của gia tộc Lý Quí giàu có bậc nhất Sài Gòn.
Gia tộc Lý Quí có khối tài sản khổng lồ đến từ tập đoàn ẩm thực gia đình với những chuỗi nhà hàng, quán café nổi tiếng ở đất Sài Thành. Các thương hiệu ẩm thực nổi bật khác bao gồm Nhà hàng Maxim’s Nam An, Nhà hàng Thanh Niên, Nhà hàng An, Nhà hàng An Viên, chuỗi café Gloria Jean’s Coffees, cafe Ibox, Cafe Terrace, chuỗi tiệm bánh Breadtalk, kem Goody,… Tất cả những tài sản này đều trị giá lên đến hàng tỷ USD.
2. Gia tộc họ Trương
Gia tộc họ Trương được xem là một trong những “đế chế” kinh doanh nổi tiếng của Việt Nam, và hầu hết dòng tiền đến từ sự phát triển của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vạn Thịnh Phát là một công ty tư nhân quyền lực và cũng khá “kín tiếng” với số vốn điều lệ lên đến 12.800 tỷ đồng. Số vốn điều lệ này cao hơn cả Vingroup của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là gần 9.300 tỷ đồng và 7.200 tỷ đồng.
Gia tộc họ Trương sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ như khách sạn thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence, và đặc biệt là tòa nhà 40 tầng Times Square – dự án từng được ví như “viên ngọc” của TP.HCM khi tọa lạc ngay góc đường đắt đỏ nhất của Sài Thành.
Ngoài ra, Trương Huệ Vân vừa là doanh nhân tiêu biểu thế hệ thứ tư của Trương gia, vừa là vợ của nhạc sĩ Thanh Bùi.
3. Gia tộc Johnathan Hạnh Nguyễn
Mọi thành viên trong gia đình “ông vua hàng hiệu” kiêm tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đều là những cái tên nổi tiếng với truyền thông. Đặc biệt, dù đều là tiểu thư, thiếu gia hàng thật giá thật nhưng các thành viên đều có sự nghiệp riêng, điều này khiến đế chế nhà Johnathan thêm hoành tráng.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vốn là Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific – IPP) và được mệnh danh là “Vua hàng hiệu”. Gia tộc IPP nắm giữ hàng chục thương hiệu thời trang hàng đầu như Burberry, Chanel, Versace, CK; và chịu nhượng quyền thương mại của Burger King, Donimo Pizza. Những siêu thị “đời đầu” như Citimart hay Maximark đều thuộc về gia tộc Johnathan.
Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn có 8 người con. Trong đó 6 người con với người vợ đầu gồm 3 trai, 3 gái, 2 người con với người vợ thứ 2 là doanh nhân Thủy Tiên gồm 1 trai, 1 gái.
4. Gia tộc họ Đặng
Gia đình họ Đặng nổi tiếng không chỉ bởi sở hữu tài sản khổng lồ, mà lại có hai phụ nữ dẫn đầu danh sách Top phụ nữ giàu nhất nước Việt Nam. Chị cả của gia đình bà Đặng Thị Hoàng Yến đảm nhiệm nhiều vai trò chủ chốt tại của Tập đoàn Tân Tạo, Trường Đại học Tân Tạo, cũng như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ. Bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng nhận nhiều giải thưởng và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Cuối năm 2021, giá cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo mà bà Hoàng Yến làm chủ tịch đã tăng gần gấp đôi trong 3 tháng gần nhất, giúp tài sản của bà tăng thêm gần 360 tỷ đồng giai đoạn này, hiện đã vượt mức 700 tỷ.
5. Gia tộc Trần Kido
Gia tộc Trần Kido nổi tiếng bởi khai sinh ra Tập đoàn Kido chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt Nam. Hai nhà sáng lập là ông Trần Kim Thành và em trai Trần Lệ Nguyên. Tập đoàn Kido nổi tiếng với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Hiện nay, Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
6. Gia tộc Đỗ Phú
Tiền thân của gia tộc Đỗ Phú (Tập đoàn Doji) là công ty TNHH may mặc GAMEXCO của cụ Sử. Gia tộc Đỗ Phú vốn là gia đình có truyền thống ba đời kinh doanh với thế hệ đầu tiên là cụ Đỗ Thế Sử.
Tuy nhiên, chính ông Đỗ Minh Phú mới là “vết son chói lọi” cho sự nghiệp kinh doanh gia đình với thương hiệu nổi tiếng Diana – “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu ngoại Kotex. Ngoài ra, ông Phú và gia đình còn nắm giữ toàn bộ cổ phẩn Doji Group, và ông Phú còn là chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).
7. Gia tộc mía đường Thành Thành Công
Đế chế Thành Thành Công (TTC) là sở hữu của gia đình ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. Từng ghi dấu ấn trong lĩnh vực ngân hàng khi “khai sinh” nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), sau này ông Đặng Văn Thành cùng người vợ đã từng gây dựng “đế chế” nổi trội trong ba lĩnh vực gồm: ngân hàng, mía đường, bất động sản.
Trong đó, bà Huỳnh Bích Ngọc là Chủ tịch HĐQT tại SBT, Phó Chủ tịch HĐQT tại TTC. “Công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My hiện là Chủ tịch HĐQT tại TTC và Phó Chủ tịch HĐQT tại SBT.
Ông Đặng Văn Thành hiện không trực tiếp điều hành các doanh nghiệp kể trên, nhưng cá nhân ông đang sở hữu lượng lớn cổ phiếu SBT và GEG của CTCP Điện Gia Lai. Các thành viên trong gia đình ông Thành cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại những doanh nghiệp này và Sacomreal, Tổng Công ty Tín Nghĩa với tổng giá trị tài sản khoảng 7.000 tỷ đồng.
9. Gia tộc “Vua gốm sứ” Lý Ngọc Minh
Được mệnh danh là công ty gốm sứ số 1 Việt Nam, Minh Long là thương hiệu lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn gây tiếng vang trên thế giới. Thành lập từ năm 1970 bởi doanh nhân gốc Hoa Lý Ngọc Minh và một người bạn, sản phẩm Minh Long hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia.
Năm 1990, Minh Long là một trong những doanh nghiệp dân doanh nhận được giấy phép xuất khẩu đầu tiên và liên tiếp 5 năm sau tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm tới 98% sản lượng.
Ông Lý Ngọc Minh không phải là người duy nhất trong gia đình theo đuổi nghiệp gốm sứ. Những người em của ông cùng con cái cũng theo đuổi nghiệp kinh doanh.
Bốn người con của ông Minh là Lý Huy Sáng, Lý Huy Đạt, Lý Kha Trân, Lý Huy Bửu đều tham gia vào các hoạt động điều hành của Minh Long.
10. Gia tộc Nguyễn Lân
Gia tộc Nguyễn Lân không chỉ giàu có mà còn nổi tiếng bởi các đóng góp về mặt học thuật cho xã hội Việt Nam. Gia tộc Nguyễn Lân có đến khoảng 8 người con “đạt” các chức danh lớn như Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ.
Ngoài ra, dù theo đuổi các chuyên ngành khác nhau nhưng các thành viên trong gia tộc nhà giáo Nguyễn Lân đều chọn làm các nghề “cao quý” như ngành giáo và ngành y.
11. Gia tộc Sơn Kim
Nếu có đi ngang qua những khu nhà giàu của Sài Gòn, chắc hẳn hiếm người có thể ngó lơ căn “villa trên không” Serenity Sky Villas, Indochine Park Tower (quận 3) hay The Metropole Thủ Thiêm (quận 2)… với quy mô hoành tráng và giá tiền lên đến cả trăm tỷ/ căn hộ. Tất cả những dự án trên đều thuộc về một chủ đầu tư duy nhất – Sơn Kim Group.
Sơn Kim Group có tiền thân từ một công ty may mặc vào những năm 1950 và chính thức được thành lập từ năm 1975 với tên gọi Hợp tác xã Đại Thành. Người đặt nền móng cho tập đoàn đa lĩnh vực này chính là vợ chồng bà Nguyễn Thị Sơn – TGĐ Legamex, một trong những doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lớn nhất Việt Nam thời ấy, với nhân công lên tới 10.000 người cùng lúc.
Tính đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Sơn Kim Group vào khoảng 7.600 tỷ đồng và doanh thu hằng năm khoảng 800 tỷ đồng (số liệu 2017).
Tổng hợp
Theo Tạp Chí Doanh Nhân