Nam diễn viên nổi tiếng của VTV đang gây tranh cãi vì tuyên bố: “Nên loại bỏ câu HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI khỏi sách giáo khoa”

Nam diễn viên hiện đã xóa bài đăng gây tranh cãi.

Nam diễn viên Tùng Dương là gương mặt quen thuộc trên sóng VTV nhờ góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng như: Dòng sông phẳng lặng, Khi đàn chim trở về, serie Cảnh sát hình sự,… Tùng Dương thường đảm nhận các vai phản diện, có tính cách nham hiểm, mưu mô. Dù có nhiều vai diễn để lại ấn tượng nhưng sự nghiệp diễn xuất của nam diễn viên vẫn chưa thực sự đột phá.

Nam diễn viên Tùng Dương.

Mới đây, Tùng Dương có một bài đăng trên trang Facebook cá nhân, khiến tên tuổi anh trở nên gây tranh cãi trên mạng xã hội. Theo đó, từ vụ việc đau lòng của nam sinh trường chuyên Amsterdam mới đây, nam diễn viên cũng có những suy nghĩ. Anh cho rằng, nên bỏ khẩu hiểu “Học, học nữa, học mãi”. Cụ thể, anh viết:

“Đã đến lúc ngành Giáo Dục nên loại bỏ câu: “HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI” ra khỏi SGK đi. Sự việc vừa xảy ra quá đau lòng!”.

Bài đăng gây tranh cãi của diễn viên Tùng Dương.

Ngay lập tức, bài đăng đã nhận được hơn 1,6k lượt like, cùng hàng chục lượt chia sẻ. Tuy nhiên hầu hết các bình luận đều là ý kiến phản đối Tùng Dương. Một tài khoản Facebook bình luận: “Có vẻ như bạn đang hiểu nhầm ý rồi đó. Học, học nữa, học mãi ý nói kiến thức là vô hạn, chúng ta luôn phải học hỏi những điều mới, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu, cố học đến mức mệt mỏi, học vì thành tích đâu bạn. Bạn đang hiểu sai rồi”.

Hay một tài khoản khác cũng chia sẻ: “Nếu bạn đang hiểu theo nghĩa đen thì sai quá sai rồi!. Câu này ý nghĩa của nó là không ngừng trau dồi kiến thức bạn ơi. Thế giới luôn thay đổi, con người phải luôn cập nhật kiến thức để thích nghi với cái mới”.

Trước những bình luận phản đối từ cộng đồng mạng, Tùng Dương hiện đã xóa bài đăng.

Bình luận của cộng đồng mạng.

HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI – Câu này được hiểu ra sao?

“Học, học nữa, học mãi” là câu nói truyền cảm hứng của nhà lãnh tụ vĩ đại Lê Nin. “Học” ở đây là việc trau dồi tri thức thông qua sách vở, nhà trường, xã hội để tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho bản thân. “Học nữa” tức là việc con người tiếp tục trau dồi tri thức để nâng cao năng lực, trí tuệ.

“Học mãi” tức là sự học không có giới hạn về thời gian, tuổi đời. Không phải chỉ học sinh mà người lớn cũng cần phải học. Trẻ con thì học ăn, học nói, học làm toán, làm văn, người lớn thì học những gì liên quan đến công việc, những thứ phục vụ cho cuộc sống. Mỗi một độ tuổi người ta lại có một mục tiêu, một thứ cần phải học,…

Câu nói của Lê Nin khuyên con người phải không ngừng học tập, lấy việc học làm chủ đạo, làm kim chỉ nam trong suốt cuộc đời, phải luôn có ý thức tìm tòi, phát triển bản thân, đưa bản thân đi lên, tiến bộ hơn, trí tuệ hơn, không để bản thân bị giới hạn bởi những thứ như tuổi tác, trình độ, tiền bạc,…

Bởi chỉ qua “học, học nữa, học mãi” thì chúng ta mới trở nên linh hoạt, bắt kịp với thời đại. Hôm nay chúng ta có thể “hợp mốt”, nhưng ngày mai có thể thụt lùi nếu không chịu khó cập nhật thêm kiến thức, xu hướng mới. Tri thức của nhân loại là không giới hạn. Ta càng “học, học nữa, học mãi” thì càng tích lũy được nhiều kiến thức, bản thân càng tiến bộ và có thêm vị thế trong xã hội.

Dù bao nhiêu năm trôi qua, câu nói của Lê Nin vẫn vô cùng đúng đắn, là kim chỉ nam cho bất kỳ ai.

Thanh Hương

NguồnPháp luật & Bạn đọc
Bài cùng chuyên mục