Sẽ cấm tổ chức tín dụng cho vay vào đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến bổ sung một loạt nhu cầu vốn mà các ngân hàng không được phép cho vay vào dự thảo thông tư mới về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó có việc vay vào đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Hiện nay, một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản là lý do mà NHNN “siết” việc cho vay vốn vào đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai
Theo NHNN, một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động
sản.
Do vậy, NHNN dự kiến bổ sung một loạt nhu cầu vốn mà các ngân hàng không được phép cho vay.
Cụ thể, “Các ngân hàng không được cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch dân sự với bên thứ ba”.
Và “Không được cho vay góp vốn hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành vốn điều lệ hoặc không hình thành vốn điều lệ; không cho vay nhận chuyển nhượng vốn góp; không cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch tương lai chưa đủ điều kiện; không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa”.
Trong đó, theo NHNN về cho vay thanh toán tiền đặt cọc, tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, NHNN cho biết hầu hết các dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Sau khi tổ chức tín dụng cấp tín dụng khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. “Do đó, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro”, NHNN nêu rõ.
Hoàng Dương | Nhà báo & Công luận