Giá xăng tăng thêm 340 đồng từ 15h chiều nay

Từ 15h ngày 21/10, xăng E5 RON 92 tăng 200 đồng/lít lên 21.490 đồng/lít, RON 95 tăng 340 đồng/lít lên mức 22.340 đồng/lít.

Chiều 21/10, liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.

Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 340 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi giá xăng RON 95 tăng 200 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 21.490 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.340 đồng/lít.

Từ 15h ngày 21/10, xăng E5 RON 92 tăng 200 đồng/lít lên 21.490 đồng/lít, RON 95 tăng 340 đồng/lít lên mức 22.340 đồng/lít.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu cũng có kỳ điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể, dầu diesel tăng 600 đồng/lít lên 24.780 đồng/lít. Dầu hoả tăng lên 23.660 đồng một lít, tăng thêm 840 đồng/lít. Ngược lại, dầu mazut giảm 200 đồng, về còn 13.890 đồng/kg. Hiện, giá dầu vẫn cao hơn giá xăng trong nước.

Như vậy, giá xăng trong nước tăng 2 lần liên tiếp sau 4 lần giảm. Tính đến nay, mặt hàng này đã trải qua 28 lần điều chỉnh giá, trong đó có 15 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục trích lập quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON 95 là 400 đồng/lít.

Hiện, dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối tiếp tục dương lớn. Trong đó, tính đến 11/10, Petrolimex dương 1.150 tỷ đồng, PVOil âm 750 tỷ đồng, Saigon Petro 258,1 tỷ đồng, Petimex là 317 tỷ đồng…

Trong ngày 21/10, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với i Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tại TP.HCM. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, qua thống kê thời gian qua, có những ngày cao điểm có khoảng trên 200 cửa hàng bán lẻ không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Nếu so với tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước, con số này chỉ chiếm hơn 1% và quan sát kỹ hơn thì thấy hiện tượng này chỉ xảy ra ở một vài địa bàn là TP HCM, một vài tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu trong mọi tình huống không để xảy ra đứt gãy nguồn cung, đứt gãy hệ thống phân phối hay thiếu hụt dự trữ chiến lược quốc gia. Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng phải ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý kinh doanh, dự trữ xăng dầu.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải đẩy nhanh quá trình hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia để từ tháng 1-2023, toàn bộ doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối phải được quản lý, giám sát bằng hệ thống này.

Theo Bộ trưởng, khi có hệ thống quản lý dữ liệu rồi, cơ quan quản lý có thể giám sát, kiểm soát được các hoạt động từ các doanh nghiệp sản xuất cho đến các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và trong tương lai chúng ta kiểm soát đến các cửa hàng bán lẻ.

Việt Vũ | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục