Giá đất nền giảm “không phanh”, bài học đắt giá cho nhà đầu tư đu theo “sóng”

Sau hơn 1 năm “sốt” đất khắp nơi, thị trường bất động sản đang rơi vào tình cảnh trầm lắng. Ngay cả đất nền, phân khúc “hot” nhất năm ngoái cũng không còn sức hút.

Giá đất tại nhiều nơi đang giảm

Năm 2021, rất nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện tình trạng “sốt” đất, phần nhiều trong số đó được xác định là “sốt” ảo, chỉ là các chiêu trò “thổi giá” đầu cơ của giới “cò” đất.

Sau hơn 1 năm “sốt” đất khắp nơi, thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại đã rơi vào tình cảnh trầm lắng. Ngay cả đất nền, phân khúc “hot” nhất trong năm ngoái cũng không còn sức hút.

Sau hơn 1 năm “sốt” đất khắp nơi, thị trường bất động sản đang rơi vào tình cảnh trầm lắng. Ngay cả đất nền, phân khúc “hot” nhất năm ngoái cũng không còn sức hút.

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản, giá bất động sản, nhất là đất nền đã hạ nhiệt. Tại Lâm Đồng, hoạt động mua bán đất nền sụt mạnh với hơn 6.000 nền được giao dịch thành công trong quý III, giảm 13.000 nền so quý II/2022, giá xuống nhẹ. Một số nhà đầu tư đã phải chấp nhận cắt lỗ.

Tại Thanh Hóa có 18 dự án đang chào bán, nhu cầu ở thực tăng mạnh trong quý III, nhưng đến cuối quý III, đầu quý IV thì chững lại do khó khăn tài chính. Khách hàng chuyển sang xu hướng đầu tư đất nền ở khu vực có nguồn vốn đầu tư công lớn.

Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ghi nhận tình trạng đầu cơ giảm so 6 tháng đầu năm nay, hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc nhiều… các khu đất, dự án trước kia tấp nập người mua kẻ bán giờ vắng vẻ, lác đác người hỏi giá nhưng không đặt vấn đề mua, cọc…

Đại diện của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đất nền các huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều đợt sốt đất cục bộ trong những năm gần đây. Đến đầu năm 2022, tuy một số thị trường vẫn giữ được độ “nóng” song đã dần hạ nhiệt.

Tương tự, theo báo cáo của batdongsan.com.vn, hiện tượng giảm giá bất động sản ở phía Bắc diễn ra trên diện rộng. Cụ thể, lượt tìm kiếm tại hầu hết các tỉnh thành phía Bắc đều sụt giảm khá mạnh so với quý II, sâu nhất lên đến 45% tại các địa bàn như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nam. Các thành khác cũng ghi nhận lượt tìm kiếm giảm 10 – 20%.

Đặc biệt, tại khu vực miền Bắc, tâm điểm của bất động sản năm ngoái là Bắc Ninh, Hưng Yên. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, giá đã giảm mạnh.

Cụ thể, Bắc Ninh ghi nhận mức giá bán đất nền sụt giảm 6% trong quý III/2022 so với quý II/2022 (từ 28 triệu đồng/m2 xuống 26 triệu đồng/m2). Hưng Yên ghi nhận mức biến động giá bán đất nền không đổi, giátrung bình gần 20 triệu đồng/m2.

Quảng Ninh ghi nhận mức giá rao bán đất nền giảm 7%, từ 26 triệu đồng/m2 xuống 24 triệu đồng/m2. Tại Bắc Giang, giá bán đất nền giảm 5%, từ 17 triệu đồng/m2 xuống 15 triệu đồng/m2.

Tại Hà Nội, mức giá bán đất nền cũng ghi nhận sự khác biệt giữa các khu vực. Ở Hoài Đức, giá bán đất nền ghi nhận tăng 5%, nhưng mức độ quan tâm giảm tới 17%. Tại Hà Đông, giá bán đất nền tăng 1% nhưng lượng quan tâm giảm 18%. Tại Sóc Sơn, giá bán đất nền tăng 4% và mức độ quan tâm giảm 30%.

Gia Lâm cũng là khu vực nằm trong danh sách ghi nhận mức giá bán tăng 2% nhưng mức độ quan tâm giảm 28%.

Trong khi đó, các huyện như Quốc Oai, giá đất nền giảm 1%. Thanh Trì ghi nhận mức giá giảm mạnh 9% và con số này ở Long Biên là 10%. Tại Đông Anh, mức giá bán giảm 4%.

Bài học cho nhà đầu tư đu theo “sóng”

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhìn chung quý III vừa qua giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, một số dự án phải sử dụng đến chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại…

Hiện tượng “sốt đất”, “bong bóng” gần như không còn xuất hiện trong năm 2022.

Hiện tượng “sốt đất”, “bong bóng” gần như không còn xuất hiện, đặc biệt là với sản phẩm đất nền bởi hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Trung Tuấn, chuyên gia bất động sản cho rằng: Việc giá đất hạ nhiệt, sau thời gian tăng trưởng quá nóng là điều đã được dự báo từ trước.

Trên thực tế, năm ngoái, giá đất đã tăng vượt qua sức tưởng tượng của nhiều người, thậm chí có phần “ảo” nhiều hơn là giá trị thực.

Với những nhà đầu tư đã lỡ rót vốn trong bối cảnh “sốt” đất trong thời điểm hiện tại không tránh khỏi việc thua lỗ. Trên thực tế, đã có nhà đầu tư mất hơn 30% giá trị, khi đầu tư vào Lâm Đồng trong năm nay.

Ông Tuấn nhấn mạnh: “Đây chính là bài học cho các nhà đầu tư thích “đu” theo sóng”.

Việt Vũ | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục