Tốc độ phá sản “nhanh như chớp” của các nhà hàng Anh

Trong 2022, có đến 60% các nhà hàng tại Anh phải đóng cửa, con số lên đến 453 trong quý gần nhất, công ty tư vấn Mazars nhận định.

Các nhà hàng ở Vương quốc Anh đang phá sản với tốc độ nhanh hơn so với thời kỳ đại dịch Covid-19 do “sự kết hợp độc hại” của chi phí năng lượng tăng cao, tình trạng thiếu nhân viên và nhu cầu giảm.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Mazars, các nhà hàng phải đóng cửa trong lĩnh vực này đã tăng 60%, với 1.567 vụ vỡ nợ trong giai đoạn 2021-22, tăng từ 984 vụ trong giai đoạn 2020-21. Trong ba tháng qua, con số này ghi nhận 453, tăng từ 395 trong quý trước.

Hơn một phần ba các doanh nghiệp khách sạn có thể phá sản vào đầu năm 2023. Ảnh: AP.

Rebecca Dacre, một đối tác tại Mazars, cho hay: “Tình trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng hiện đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với thời Covid. “Đó là sự kết hợp rất độc hại giữa chi phí đầu vào tăng, chi phí tài chính tăng mạnh và nhu cầu giảm rõ rệt. Hầu hết các chủ nhà hàng chưa từng thấy sự kết hợp của các yếu tố tiêu cực này trước đây.”

Các nhóm vận động hành lang trong ngành bao gồm Khách sạn Vương quốc Anh và Hiệp hội Bia và Quán rượu Anh cho biết vào tháng trước rằng hơn một phần ba doanh nghiệp khách sạn có thể phá sản vào đầu năm 2023.

Trong khi ngành kinh doanh đã phục hồi trở lại vào mùa hè này sau một chuỗi buộc phải đóng cửa trong thời gian đóng cửa vì Covid-19, các nhà hàng hiện đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng, điều này không chỉ làm tăng chi phí năng lượng, thực phẩm và đồ uống mà còn khiến khách hàng “thắt lưng buộc bụng” để lo cho tương lai.

Gần đây, Barclaycard đã báo cáo rằng hơn một nửa người Anh đang có kế hoạch cắt giảm chi tiêu thiết yếu, làm dấy lên mối lo ngại về doanh thu từ giai đoạn Giáng sinh – vôn là thời điểm nhiều doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận “khổng lồ”.

Hơn nữa, một số nhà kinh doanh cũng đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng do các quy định về di cư thời hậu Brexit ngăn cản công dân EU làm việc tại Vương quốc Anh. Điều này đã góp phần vào lạm phát tiền lương dâng cao hơn.

Mazars cho biết những áp lực tổng hợp có thể sẽ gây ra một vài tháng khó khăn cho triển vọng của ngành: “Giáng sinh thường là thời kỳ bội thu cho các doanh nghiệp khách sạn. Tuy nhiên, các nhà hàng sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho một mùa đông rất khắc nghiệt và nhiều nhà hàng phải đối mặt với một trận chiến thực sự để duy trì hoạt động,”

Nhiều nguồn tin cho rằng: “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều nhà kinh doanh mất khả năng thanh toán nếu họ không nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ Chính phủ, dù biết, niềm hy vọng này quá xa vời”.

Lê Na (Theo Guardian) | Nhà báo & Công luận

NguồnNhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục