Một số kiến nghị tạo ra sức cạnh tranh với sản phẩm máy bay nông nghiệp “made in Việt Nam”

Là một doanh nghiệp “100% Việt Nam”, được Bộ Quốc phòng cấp phép, đại diện Mismart cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm máy bay nông nghiệp Việt Nam, không hề thua kém so với hàng nhập khẩu.

Hiện nay, máy bay nông nghiệp (drone) đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, trong canh tác nông nghiệp nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả cây trồng.

Các sản phẩm máy bay nông nghiệp có thể phát hiện được vị trí sâu bệnh và thông báo cho nông dân biết loại sâu bệnh đó được trị bằng thuốc gì và cần dùng lượng thuốc bao nhiêu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số kiến nghị tạo ra sức cạnh tranh với sản phẩm máy bay nông nghiệp “made in Việt Nam”.

Ông Trần Thiên Phương, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ thông minh Mismart cho biết: Hiện nay, máy bay nông nghiệp đang là sự cạnh tranh của các sản phẩm nội do người Việt sản xuất, với các sản phẩm nhập khẩu, đa phần từ Trung Quốc.

Là một doanh nghiệp “100% Việt Nam”, được Bộ Quốc phòng cấp phép, ông Phương cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm máy bay nông nghiệp Việt Nam, không hề thua kém so với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế pháp lý đối với máy bay nông nghiệp vẫn đang có nhiều điểm nghẽn, khiến các doanh nghiệp chưa thể tăng tốc.

Ông Phương cho biết: Hiện nay, trong các quy định pháp lý liên quan tới máy bay không người lái đã có từ năm 2008. Đến nay đã là năm 2022, chuẩn bị sang năm 2023, tức là đã gần 15 năm, quy định này đã quá cũ, và không còn phù hợp.

“Cũng vì quy định pháp lý về máy bay nông nghiệp chưa rõ ràng, nhất là trong vấn đề phi công điều khuyển còn nhiều vướng mắc, nên chúng tôi vừa sản xuất, vừa làm lại vừa mò, nên việc phát triển thương hiệu để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu có phần chậm hơn”, ông Phương nói.

Bên cạnh đó, ông Phương cho rằng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa ra các chính sách hỗ trợ về vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nội.

“Nhà nước vài năm gần đây đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số mới chỉ dừng lại ở mức độ hô hào, khẩu hiệu. Vì vậy, rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng thị trường”, ông Phương nói.

Đồng thời, ông Phương mong muốn tạo ra một công đồng doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp. Để làm được điều này cũng cần có những chính sách mạnh tay về vốn, thuế,…

“Buôn có bạn, bán có phường, chúng tôi mong muốn tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng làm, một doanh nghiệp một mảng để cùng kết hợp với nhau. Đặc biệt là mảng phụ trợ”, ông Phương nói thêm.

Định Trần | Nhà báo & Công luận

Nguồn Nhà báo & Công luận
Bài cùng chuyên mục