12 điều bất ngờ về Trung Quốc

Bạn luôn hứng thú tìm hiểu văn hóa, lịch sử Trung Quốc? Vậy, bạn đã biết những điều sẽ khiến ai đó bất ngờ ngay sau đây chưa? 12 sự thật thú vị này sẽ giúp chúng ta có góc nhìn hoàn toàn mới về Trung Quốc…

Người Trung Quốc liệu giàu có như chúng ta nghĩ?

Dù sở hữu vị trí thứ hai toàn cầu về GDP, Trung Quốc chỉ đứng thứ 71 về GDP bình quân đầu người. Trung Quốc có thể coi như một quốc gia giàu có, nhưng phần lớn tài sản ấy chủ yếu nằm ở các thành phố lớn, đặc khu.

Chúng ta cũng dễ hiểu khi đây hoàn toàn là một xu hướng trên toàn cầu bởi sự phân hóa thu nhập giữa thành thị – nông thôn càng thể hiện rõ nét tại Trung Quốc khi mức lương trung bình ở các vùng quê chỉ bằng khoảng 1/3 so với các khu vực phát triển khác.

Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ thuốc lá lớn nhất hành tinh

Hiện, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát việc hút thuốc nơi công cộng nhưng không thể phủ nhận thuốc lá vẫn là mặt hàng mang lợi nhuận khổng lồ. Người ta ước tính, gần 2/3 nam giới Trung Quốc hút thuốc và chính quốc gia này cũng sản xuất gần 50% sản lượng thuốc lá toàn cầu.

Đạo Cơ đốc giáo

Trung Quốc có dân số không theo bất kỳ tôn giáo nào thuộc hàng cao trên thế giới và Chính phủ cũng không chịu ảnh hưởng song vấn đề này hoàn toàn không bị xem nhẹ. Khoảng 54 triệu người Trung Quốc theo đạo Cơ đốc, gấp Ý tới hơn 13 lần.

Mạng lưới đường sắt vĩ đại

Trung Quốc sở hữu nhiều danh hiệu ấn tượng, chẳng hạn như mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh.

Chiếm 50% đàn lợn trên thế giới

Không nghi ngờ khi thịt lợn là thực phẩm được yêu thích ở Trung Quốc. Người ta thống kê, mỗi năm, một người Trung Quốc trung bình ăn 39 kg thịt lợn. Để đáp ứng nhu cầu ấy, người chăn nuôi lợn Trung Quốc phải sản xuất hơn 50 triệu tấn mỗi năm.

Quốc gia chỉ một múi giờ

Vào năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ban hành quyết sách quốc gia phải liên kết với múi giờ Bắc Kinh để thúc đẩy sự thống nhất. Dù thực tế, mặt trời mọc sớm hơn gần 3 giờ ở phía đông Bắc Kinh so với các thành phố phía tây như Kashgar, tất cả điện thoại di động và đồng hồ đều đồng nhất chỉ cùng một mốc thời gian. Tất nhiên, một số người không phải người Hán ở Tân Cương và Tây Tạng sử dụng thời gian địa phương để thay thế, dù điều này là thiểu số.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới

Chúng ta có thể nói vui rằng, hầu như sản phẩm nào trên thế giới cũng xuất hiện dòng chữ “Made in China”. Tuy nhiên, ít người biết, Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa đứng thứ 2 toàn cầu.

Thực tế cho thấy, mỗi năm, quốc gia đông dân nhất hành tinh này nhập khẩu hơn 1 nghìn tỷ Đô la nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường nội địa.

Bạn đã biết về Tencent, gã công nghệ khổng lồ ở Trung Quốc

Trên thế giới, Facebook có thể là một trong những tập đoàn có sức ảnh hưởng lớn nhất nhưng hầu như không có sự hiện diện tại Trung Quốc. Thay vào đó, người Trung Quốc thích sử dụng mạng xã hội WeChat, được sáng tạo và phát triển bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ Tencent.

Dù với người phương Tây, những danh xưng như WeChat, Tencent, không mang nhiều ý nghĩa về sự phổ thông song Tencent cũng âm thầm góp mặt trong cuộc sống hàng ngày của họ khi sở hữu cổ phần trong các trò chơi như Liên minh huyền thoại, Call of Duty.

Gần 30% người Trung Quốc có thể nói tiếng phổ thông

Ở Trung Quốc, tiếng Quan thoại có thể là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả dân số có thể nói được. Trên thực tế, vào năm 2013, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố, khoảng 400 triệu người trong nước có thể nói tiếng phổ thông nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới về năng lượng tái tạo

Đúng vậy, Trung Quốc là một trong những quốc gia khiến ô nhiễm không khí và nước lớn nhất thế giới. Vậy nhưng, nước này cũng tiên phong trong nghiên cứu và chính sách năng lượng tái tạo. Trung Quốc tạo ra nhiều năng lượng mặt trời hơn bất kỳ quốc gia nào khác và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người ủng hộ chính thức cho Thỏa thuận Paris về môi trường.

Trung Quốc là nước tiêu thụ rượu vang đỏ lớn nhất thế giới

Bia và rượu mạnh cổ truyền vẫn còn phổ biến hơn ở Trung Quốc, rượu vang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới thượng lưu. Năm 2014, Trung Quốc đã vượt qua Pháp để trở thành người tiêu thụ rượu vang đỏ lớn nhất và ước tính đến năm 2020, Trung Quốc sẽ là nước tiêu thụ rượu vang lớn nhất trong giai đoạn này.

Cứ 5 ngày lại xuất hiện một tỷ phú mới

Nghe có phần hoang đường, Trung Quốc có thể không phải là quốc gia giàu có nhất thế giới, nhưng theo một cuộc điều tra công bố, cứ trung bình 5 ngày lại có một người giàu xuất hiện. Trung Quốc đang tạo ra một thế hệ người siêu giàu hoàn toàn mới, góp phần nới rộng sự phân chia thành thị, nông thôn.

Hữu Phúc/ Theo Báo Thể thao Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài cùng chuyên mục