Nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị bệnh sỏi thận

Nếu không muốn bị bệnh sỏi thận thì bạn hãy chú ý những nguyên nhân dưới đây nhé.

Sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 – 80%.

Các yếu tố địa dư, khí hậu và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận. Nguyên nhân hình thành sỏi gồm: rối loạn chuyển hóa gây tăng calci máu và calci niệu; thay đổi pH nước tiểu (bình thường pH: 5,6 – 6,3); dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc hẹp đường tiết niệu mắc phải gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi. Đa số các trường hợp sỏi calci không rõ nguyên nhân, một số tăng canxi do chế độ ăn uống, bệnh lý như mất nước, nằm bất động lâu, tăng canxi niệu gây sỏi hoặc do cường tuyến cận giáp gây tăng canxi, hạ phospho.

PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, xuống bàng quang và bệnh nhân có thể đi tiểu ra ngoài hoặc sỏi gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận và suy chức năng thận có sỏi. Khi để muộn, sỏi đài bể thận sẽ gây biến chứng như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; Giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; Viêm quanh thận xơ hóa (fibrose – xanthogranulomatose); Cao huyết áp do sỏi san hô thận gây thiếu máu nhu mô thận, teo thận; Suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn.

Vì vậy, PGS.TS Đỗ Trường Thành khuyến cáo khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có đủ chuyên môn chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Theo bác sĩ tiết niệu Brian Norouzi tại bệnh viện St. Joseph Hospital (Orange, California, Mỹ) thì nguyên nhân gây sỏi thận gồm:

Sử dụng thuốc không đúng cách

Thói quen sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn, sai liều lượng khiến cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn và tích tụ sỏi.

Ăn nhiều muối, dầu mỡ

Đồ ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ gây tăng lượng tuần hoàn máu tới cầu thận và tăng lượng cholesterol trong dịch mật khiến thận phải làm việc nhiều dẫn tới sỏi thận.

Không uống đủ nước

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống ít nước khiến nước tiểu lưu trữ và trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên dễ hình thành bệnh sỏi thận.

Mất ngủ thường xuyên

Khi bạn ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo tổn thương. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên chức năng ngày sẽ không được thực hiện và gây nên bệnh sỏi thận rất nguy hiểm.

Bỏ qua bữa sáng

Túi mật phải bài tiết dịch mật vào buổi sáng để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn, do đó nếu không ăn sáng mật sẽ không đủ thức ăn để tiêu hóa. Khi đó dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi thận.

Theo Anh Đào/ Tieudung.vn

 

 

 

 

 

 

Bài cùng chuyên mục