Cây lược vàng được nhiều người săn lùng có phải là “thần dược” chữa ung thư?

Theo các chuyên gia đông y, cây lược vàng được trồng nhiều trong khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, cây lược vàng có xuất xứ từ Nga, được mang sang trồng tại Việt Nam, dân gian truyền miệng có tác dụng chữa bệnh nhưng đến nay, loại cây này vẫn không có trong dược điển của Việt Nam.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều người bị ung thư bỏ điều trị để tìm đến loại cây này, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh loại cây này có tác dụng chữa ung thư.

Cây lược vàng được đồn thổi là chữa bệnh ung thư

“Lá lược vàng chỉ có tác dụng như một dược liệu bình thường không phải thần dược. Lá lược vàng dùng có tác dụng cần kết hợp với nhiều dược liệu khác chỉ đơn thuần. Cây lược vàng có tác dụng kháng sinh ở mức độ nhẹ, có khả năng cải thiện một số chức năng ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy nhưng phải có ý kiến có thầy thuốc. Nếu tự ý sử dụng lá lược vàng cũng không có tác dụng đôi khi còn gây ngộ độc”, lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo.

Lương y Trung cho rằng, cây lược vàng chỉ có tác dụng hỗ trợ. Đặc biệt, đối với viêm gan vi rút B và C điều trị triệt để phải dùng thuốc tây y. Có thể hỗ trợ thêm tăng cường chức năng gan bằng các loại thảo dược.

GS.TS Dương Trọng Hiếu, Hội Đông Y Hà Nội cũng cho biết, hiện nay người ta sử dụng lược vàng để chữa bệnh theo dân gian, theo truyền miệng.

Hiệu quả đạt được chỉ là kinh nghiệm cá nhân chứ không phải được chứng minh có thể điều trị hiệu quả, dù là với bất cứ bệnh nào.

“Lược vàng trị được bệnh ung thư cũng chỉ là kinh nghiệm của một vài cá nhân chữa bệnh, không phải là câu chuyện được chứng minh khoa học và có thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư. Cây lược vàng là loại cây mang tính chất dân gian, tác dụng của nó để chữa trị bất cứ loại bệnh nào là chưa thể khẳng định được”, GS Hiếu nói.

Theo các chuyên gia đông y, cây lược vàng được trồng nhiều trong khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Do đó, người dân không nên chỉ nghe người ta truyền miệng mà tự ý sử dụng loại cây này để chữa bệnh.

Theo Diệu Thu (Báo GT)
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài cùng chuyên mục