4 mẫu ô tô nhập khẩu giá rẻ “vô địch”, đắt hàng tại Việt Nam

Tại Gia Lai hiện có khoảng 300 cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng mặt hàng này, các đội QLTT thường xuyên phối hợp với phòng chức năng các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phân bón.

Diễn biến phức tạp

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây nông nghiệp lớn của cả nước, với các loại cây công nghiệp đặc hữu như hồ tiều, cà phê, ca cao, cao su, cùng nhiều diện tích vùng cây ăn trái và hoa màu. Hàng năm, người nông dân và các doanh nghiệp khu vực này sử dụng hàng trăm ngàn tấn phân bón, vật tư nông nghiệp. Do đó, tại đây có hàng ngàn doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh vật tư phục vụ cho nhu cầu của ngành nông nghiệp. Trong đó, có không ít các cơ sở kinh doanh lợi dụng địa bàn rộng lớn này để cung cấp cho người nông dân những loại phân bón, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả… Đây chính là vấn đề đặt ra nhiều thách thức cho ngành chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón, vật tư nông nghiệp.

Vào cuối năm 2020, Đoàn kiểm tra liên ngành – Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đăk Lăk phát hiện một đối tượng rao bán phân bón nghi giả trên nền tảng thương mại điện tử. Đoàn cử người đóng vai người mua, hẹn địa điểm giao hàng.

Sau đó, tại xã Cư Ebur, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), bên bán cho người giao 20 thùng phân bón NPK 20-19-22+TE loại 20kg/thùng. Khi đang tiến hành giao dịch, đoàn kiểm tra đến làm việc thì các đối tượng giao hàng lập tức bỏ trốn. Đoàn đã tiến hành tạm giữ, niêm phong toàn bộ 20 thùng phân bón theo quy định của pháp luật. Sau đó, vụ việc được giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đăk Lăk xử lý. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu phân bón trong 20 thùng cho thấy toàn bộ đều là phân bón giả.

Vụ việc này đã được Cục QLTT tỉnh Đăk Lăk chuyển hồ sơ cho Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Đăk Lăk tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp

Hay như, một doanh nghiệp sản xuất phân bón giả tại Đăk Nông đã bị chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Đăk Nông đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang, huyện Đắk R’lấp (Đăk Nông).

Theo xác định của cơ quan chức năng địa phương, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang thực hiện các hành vi vi phạm: Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón lưu thông trên thị trường; Sản xuất 8 tấn phân hữu cơ vi sinh HQ6 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Với vi phạm trên, công ty đã bị xử phạt tổng cộng 115 triệu đồng, đồng thời, một phần hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này cũng bị đình chỉ hoạt động trong vòng 18 tháng; buộc tiêu hủy 6,5 tấn phân HQ ISO 06 là tang vật vi phạm của hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế 8 tấn phân bón hữu cơ vi sinh HQ06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn tịch thu 6,5 tấn phân HQ ISO 06 và 1 máy trộn, 2 băng chuyền dùng để sản xuất phân hữu cơ của doanh nghiệp này.

Tăng cường công tác quản lý

Tại Gia Lai hiện có khoảng 300 cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng mặt hàng này, các đội QLTT thường xuyên phối hợp với phòng chức năng các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phân bón.

Để đảm bảo thị trường lành mạnh và giúp bà con nông dân tránh rủi ro mua phải phân bón, vật tư nông nghiệp giả, hàng kém chất lượng, những tháng qua, lực lượng QLTT địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Qua đó, đã xử lý 16 vụ vi phạm. Hành vi vi phạm chủ yếu là để lẫn phân bón với hàng hóa khác, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, vi phạm về niêm yết giá, buôn bán phân hết hạn sử dụng.

Mới đây, Đội Quản lý Thị trường số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh phân bón Diệu Hường (TP. Pleiku) do ông Đinh Xuân Diệu làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở bày bán 2 lô phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc có ghi nhãn không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa.

Cụ thể, có 78 bao phân bón hỗn hợp NPK 20-20-15 (loại 25 kg/bao) trên nhãn ghi xuất xứ P.R.C và 310 bao phân bón hỗn hợp NPK Macrofarm 30-10-10 (loại 25 kg/bao) trên nhãn không ghi xuất xứ hàng hóa. Cả 2 lô phân bón có nhãn phụ đều ghi nhà cung cấp Unifarm Corporation ThaiLan; nhập khẩu và phân phối: Công ty TNHH XNK Forpeasantz (TP. Hồ Chí Minh).

Bước đầu, chủ cơ sở cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hóa. Đoàn kiểm tra cũng xác định 2 lô phân bón nêu trên có vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết tại cửa hàng là 156,8 triệu đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu 2 lô phân bón này để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá phân bón có đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hay không. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Đội Quản lý Thị trường số 2 sẽ hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một trong số các cơ sở kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp vi phạm về nhãn hàng hóa khi có xuất xứ Trung Quốc mà không ghi rõ ràng, người tiêu dùng dễ nhầm lẫn…

Cũng tại địa phương này, ngày 11/3/2021, Đội QLTT số 8 thuộc Cục QLTT tỉnh Gia Lai) phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra hộ kinh doanh phân bón Bình Dương do ông Trần Vĩnh Bửu (xã Trang) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện cửa hàng bày bán 47 bao phân, mang nhãn hiệu BORAX cao cấp siêu Bo do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hóa chất và Phân bón Thiên Kim (Đồng Nai) sản xuất. Trên nhãn bao bì có ghi ngày sản xuất 2/1/2018, hạn sử dụng 2/1/2021. Như vậy, tính đến thời điểm kiểm tra, lô phân bón hết hạn sử dụng hơn 2 tháng. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số phân bón nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cho đến nay, Cục QLTT đã xử phạt các cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm hơn 75 triệu đồng. Đồng thời đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón thời hạn 3 tháng đối với 3 cơ sở; đình chỉ 6 tháng đối với 2 cơ sở. Bên cạnh đó, buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất 120 bao phân bón hết hạn sử dụng…

NguồnGiao Long/ Thời báo ngân hàng
Bài cùng chuyên mục