Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19: Giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng đề kháng
Sau khi tiêm vắc xin, phản ứng miễn dịch được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch trong cơ thể chống lại virus có thể gây khó chịu về thể chất. Chúng ta nên chú ý gì?
Ngày càng có nhiều người có cơ hội tiêm vắc xin nhưng tác dụng phụ của vắc xin vẫn khiến nhiều người rụt rè lo lắng và sớm muốn biết cần phải làm gì để giảm các tác dụng phụ sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể…? Có cách nào để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các tác dụng phụ không?
5 lời khuyên về chế độ ăn uống để giảm nhẹ tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin
Bác sĩ Luo Shikuan (Đài Loan) – chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Đông Tây y kết hợp cho biết, cách tốt nhất để phòng chống dịch là tiêm vắc xin, tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, phản ứng miễn dịch được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch trong cơ thể chống lại virus có thể gây khó chịu về thể chất.
Dựa vào nhiều năm quan sát lâm sàng và kiểm tra kinh lạc, ông nhận thấy người hiện đại thường thiếu thận khí, trung khí và phổi khí, mà Trung y quan niệm rằng thận, tỳ, phổi mà thiếu thì tim gan hỏa vượng. Do đó thường dễ cảm thấy tức ngực, bứt rứt khó chịu, khô miệng, tiêu chảy, táo bón… sẽ ảnh hưởng đến khả năng giảm sốc miễn dịch của gan sau khi tiêm vắc xin.
Lời khuyên bạn cần nhớ là: Cơ thể con người cần có đủ vitamin C để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn, tuy nhiên lượng vitamin C hấp thụ bình thường chỉ có thể ở trong cơ thể với nồng độ hiệu quả từ 3 đến 6 giờ, do đó bổ sung thêm vitanmin C trước và sau khi tiêm vắc xin có thể giúp nâng cao khả năng chống lại quá trình oxy hóa và viêm nhiễm của cơ thể.
Ngoài ra, điều bạn cần lưu ý để tránh là: Thức ăn nhiều chất béo, hàm lượng tinh bột cao, nhiệt lượng cao và nhiều đường cũng có thể khiến cơ thể bị viêm nhiễm, do đó, trước khi tiêm phòng nên ăn càng ít những thực phẩm này để giảm tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể.
Dựa trên khái niệm y học tổng hợp, Bác sĩ Luo Shikuan đưa ra một số điều mà mọi người có thể làm trước khi tiêm vắc xin, thực hiện ít nhất trong vòng 2 đến 3 ngày trước khi tiêm vắc xin.
Đầu tiên, chúng ta có thể làm một số việc quan trọng để giúp làm dịu gan và giải nhiệt trong cơ thể, cũng là nhằm giảm viêm và chống oxy hóa, giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Cụ thể:
1, Hãy cố gắng tránh ăn nhiều tinh bột tinh chế, nấu nướng ở nhiệt độ cao và thực phẩm nhiều đường.
2, Bổ sung vitamin C sau mỗi 3-6 giờ, có thể tăng cường ăn trái cây chứa nhiều vitamin C nhưng không quá ngọt.
3, Ăn một lượng phù hợp thực phẩm bảo vệ gan, thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc trà bổ gan.
4, Tăng cường ăn rau và ăn trái cây ít ngọt.
5, Bổ sung men vi sinh, đường ruột trong trạng thái khỏe mạnh còn giúp gan và túi mật duy trì tình trạng hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
Ngoài ra, nên ngủ đủ giấc trước và sau khi tiêm vắc xin, ăn uống điều độ, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể sau khi tiêm vắc xin.
Ăn ngon, ngủ ngon, thư giãn tốt sẽ giúp phục hồi sinh lực sớm hơn sau khi tiêm chủng
Chuyên gia Liu Pengchi, bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Shin Kong, Đài Loan cho biết những nguyên tắc ăn uống này có thể được sử dụng như bình thường để tự duy trì sức khỏe của bản thân, tăng sức đề kháng và tránh cho cơ thể tăng gánh nặng khi cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Các bạn cần lưu ý rằng, ăn quá nhiều đường và chế độ ăn uống không điều độ, tăng cân khó kiểm soát sẽ dễ gây ra tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm, giảm sức đề kháng và sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Covid-19 và nếu mắc thì tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng nếu chỉ tăng cường điều chỉnh chế độ ăn uống một vài ngày trước khi tiêm chủng, có thể không đạt được hiệu quả rõ ràng trong việc làm chậm hay giảm các tác dụng phụ.
Thường thì cơ thể phải mất một thời gian dài để có thể giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm, tác dụng phụ nghiêm trọng, phản ứng sau khi tiêm chủng và thể trạng cá nhân có mối liên quan tương đối lớn. Tức là tác dụng phụ xảy ra ở mỗi người sẽ có mức độ nhiều ít khác nhau.
Mặc dù không có bằng chứng chỉ ra những gì có thể làm trước để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm chủng, nhưng bác sĩ Liu Pengchi đề nghị một tuần trước và sau khi tiêm phòng, hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, làm việc và nghỉ ngơi bình thường, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức và duy trì một hệ thống miễn dịch bình thường.
Thứ nhất, điều này có thể làm giảm sự lây nhiễm của các vi khuẩn và virus khác.
Thứ hai, một khi các tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm chủng, nó có thể phục hồi sớm hơn và giảm bớt sự khó chịu về thể chất.
Bác sĩ cho rằng không cần thiết phải uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm. Bạn có thể uống sau khi tiêm vắc xin nếu thực sự cảm thấy khó chịu và sốt cao.